nổ của chính phủ nhằm thúc đẩy chi tiêu và cho vay đã giữ tỷ lệ tăng trưởng
GDP của Trung Quốc vượt mức chỉ tiêu 8%, trong khi Mỹ và châu Âu đang
suy thoái kinh tế. Ở Bắc Kinh, tài xế taxi và những người bán hàng ba hoa
với tôi rằng họ rất muốn bớt giá cho du khách phương Tây, vì lòng thương
xót. Dân chúng giờ đây dường như tin rằng chính phủ của họ có thể tạo ra
bất kỳ tỷ lệ tăng trưởng nào theo ý muốn, bất kể tình hình có ra sao trên thế
giới. Đầu tư đã bùng nổ một lần nữa, được tiếp liệu bởi dòng chảy hàng
ngàn tỷ đô-la của các khoản vay mới chỉ trong vòng 12 tháng trở lại, với
nhiều khoản rót vào chứng khoán và thị trường bất động sản, nơi giá cả đang
tăng mạnh trở lại. Các sòng bạc Macao lại bùng nổ. Những người duy nhất
bày tỏ sự quan ngại là giới chức điều tiết ngân hàng ở Bắc Kinh, những
người lo âu về quy mô của khối nợ mới và bảo tôi rằng họ đang cố gắng để
vực lại phần nào sự lành mạnh cho các phương thức cho vay đang ngày càng
liều lĩnh. Trò chơi đập chuột đã bắt đầu.
Đáp lại các quy định đã được nới lỏng, và những tín hiệu rõ ràng từ
Bắc Kinh muốn tăng trưởng hơn nữa bằng mọi giá, giới cho vay bắt đầu đưa
ra các hình thức mới để cho vay, cũng như các khoản bảo lãnh trái phiếu và
tín dụng được thiết kế để khai thác tối đa các quy định mới. Các đấu thủ
mới, được biết đến dưới dạng “ngân hàng ngầm”, bắt đầu xuất hiện, chào
bán các sản phẩm tín dụng hứa hẹn mang lại lợi tức cao đến mức khó tin.
Các ngân hàng lớn của nhà nước phản ứng với sự cạnh tranh này bằng cách
đưa ra “sản phẩm quản lý tài sản” gộp chung các khoản vay của họ với các
khoản nợ lợi suất cao của các ngân hàng ngầm.
Với nhiều người Trung Quốc, các sản phẩm quản lý tài sản này trông
đáng tin vì được phát hành bởi các ngân hàng quen thuộc và hậu thuẫn bởi
nhà nước toàn năng, và chúng tỏ ra hấp dẫn vì hứa hẹn cho lợi nhuận cao
gấp bốn lần so với tiền gửi ngân hàng. Tuy nhiên, đối với một số nhà quan
sát, các sản phẩm quản lý tài sản này của Trung Quốc chẳng mấy chốc trông
giống với các sản phẩm nợ của Mỹ, vốn cũng gộp các khoản vay dưới chuẩn
và thế chấp khác lại với nhau thành một gói mờ mịt và dễ bùng vỡ. Đây là
những sản phẩm mà Warren Buffett mô tả là “vũ khí tài chính hủy diệt hàng