QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 397

Sự trào dâng tinh thần lạc quan mới mẻ của Pakistan được khơi gợi bởi

Sharif không nhiều bằng bởi sự thoái trào của bạo lực và nguồn tiền từ
Trung Quốc, vốn giải quyết rất đáng kể tình trạng thiếu hụt đầu tư ở một nền
kinh tế nhỏ. Kế hoạch “hành lang kinh tế” 46 tỷ đô-la của Trung Quốc dự
kiến sẽ mang lại đường bộ, đường sắt và các nhà máy điện mới trên toàn
quốc trong vòng chỉ 20 năm. Pakistan có lẽ không đủ sức hoàn thành quá
nhiều dự án nhanh đến thế, nhưng việc chi tiêu thậm chí một nửa số tiền ấy
cũng có thể làm tăng gấp đôi tỷ lệ đầu tư nước ngoài hiện thời. Các khách
sạn từ Karachi tới Lahore đang đầy các đoàn khách Trung Quốc đến làm
việc về hành lang kinh tế này. Như các nước láng giềng, Pakistan đang
chứng kiến đà tăng trưởng tăng tốc trong những năm tới.

Mặc dù không khí chuyển biến không ngoạn mục bằng, Bangladesh

cũng đang đi theo chiều hướng tương tự. Với kim ngạch xuất khẩu và đầu tư
mạnh mẽ, nước này đang thặng dư tài khoản vãng lai. Xu hướng dân số
thậm chí còn tốt hơn nữa. Cho đến 2020, rất ít quốc gia trên thế giới kỳ vọng
có được dân số trong độ tuổi lao động tăng trưởng đạt bằng hoặc xấp xỉ mức
2% một năm – tỷ lệ diễn ra ở hầu hết các nền kinh tế thần kỳ trong quá khứ.
Hai nước trong số này nằm ở Nam Á: Pakistan và Bangladesh.

Quan trọng không kém, ba đấu thủ nhỏ Nam Á này đã chèo lái để duy

trì mức tăng trưởng mà không vi phạm quy luật nợ. Các nước này đã có sự
tăng trưởng tín dụng tư nhân khiêm tốn xét về tỷ trọng so với GDP trong
năm năm qua, và các ngân hàng của họ có bảng cân đối lành mạnh. Quy luật
này phát biểu rằng các ngân hàng thường lành mạnh khi dư nợ tín dụng đạt
không quá 80% tổng vốn huy động, cho thấy họ có đủ tiền mặt để cho vay
mới. Tất cả các hệ thống ngân hàng Nam Á đều đang đạt bằng hoặc dưới
mức đó. Điều này cho thấy khu vực này là vùng đất của cơ hội kinh doanh
trong một thế giới mà quá nhiều quốc gia lớn mới nổi đã tăng trưởng tín
dụng đột ngột và nguy hiểm trong năm năm qua.

Nam Á bị tình trạng bất ổn chính trị đeo đẳng suốt kể từ sau phong trào

độc lập những năm 1940, và rủi ro kinh tế từ ách độc tài vẫn ẩn hiện lờ mờ ở
các nước trong khu vực thường xảy ra đảo chính này. Tính trung bình, các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.