nét trên khuôn mặt nàng dường như đều có sức tấn công và quật ngã tôi –
tôi, kẻ mà cây cung đã từng định đoạt số phận của bầy ma quỷ, giờ đây
phải chịu lệ thuộc vào một kẻ chỉ cần bật chiếc cung bằng mía và dùng
những mũi tên bằng hoa…” Chàng mỉm cười, tự chế giễu mình.
Đêm trôi qua, chàng ngủ được rất ít. Trăng đã lặn và bình minh đã
đến. Rama nhận thấy đã đến lúc phải dậy và chuẩn bị đưa vị tôn sư đến
cung Janaka dự lễ.
Trong phòng họp, vua Janaka chú ý đến Rama và Lasơmana, và hỏi
Vivamitra: “Hai chàng trai trẻ tướng mạo khôi ngô kia là ai vậy, thầy? ”.
Vivamitra giải đáp. Khi nghe đến dòng dõi và những thử thách của Rama,
nhà vua thở dài và nói: “Ôi, sao tôi muốn được gả con gái cho chàng quá!
”. Vivamitra hiểu rõ nguyên nhân nỗi thất vọng của Người. Trong bất cứ
câu chuyện nào có dính đến chuyện cưới xin nàng Xita đều vấp phải một
điều kiện gần như không thể nào vượt nổi.
Vua Janaka có một cây cung vĩ đại, trước kia có lúc đã là của thần
Xiva; thần đã bỏ cây cung lại và giao cho một ông tổ của dòng dõi Janaka
gìn giữ, và đã trở thành môt món gia tài. Xita, bấy giờ là một em bé gái, là
một món quà của mẹ Đất gửi cho Vua Janaka và được nhặt trong một luống
cày khi cánh đồng đang được cày lên. Vua Janaka nhận đứa bé, chăm sóc
nó, và cô ta cứ thế lớn lên, đẹp đẽ vô cùng, đến nỗi rất nhiều vị hoàng tử
đến chật ních cả cung điện Janaka với hy vọng sẽ là ý trung nhân của nàng.
Vì lúng túng không thể thiên vị với riêng ai, và cũng để giữ gìn chung cho
họ, vua Janaka đặt điều kiện rằng ai có thể nhấc cây cung của thần Xiva
lên, giương cung và bắn được, thì người đó sẽ là chồng của Xita. Khi
những anh chàng kia nhìn thấy chiếc cung thì họ hiểu ngay rằng đây là một
điều kiện không có hy vọng gì chấp nhận nổi. Họ ra đi lòng đầy căm giận,
và sau này trở lại có những đạo quân đi theo, với ý định chiếm Xita bằng
vũ lực. Nhưng vua cha đã chống trả lại những cuộc tấn công đó, và cuối
cùng những anh chàng kia phải chịu rút lui. Thời gian cứ thế trôi qua, và