rỉ, khóc than!”. Rồi cô ta tiếp tục lý giải sự việc một cách lúng túng, khó
hiểu: “Con vua xứ Ayođhya… lưng dài, vai rộng, một vị thánh dưới trần.
Không ai kịp nhìn thấy việc đó xảy đến, chàng rất nhanh chóng, lẹ làng,
nhưng chàng chặn một đầu, theo lời họ nói, dưới chân chàng, còn tay chàng
thì cầm lấy đầu kia, rồi kéo sợi dây, ôi, giời...”
“Ô, cái con bé bị nhiễm độc kia, mày nói cái gì thế hả?”. Khi Xita hiểu
ra được việc gì đã xảy đến, nàng đứng bật dậy, ngực thở hổn hển. Nàng
đứng cứng đờ và nói: “Em có biết phải chăng chàng này cũng là chàng trai
đã nhìn chị hôm trước khi chàng đang đi trên đường? Nếu là một chàng trai
nào khác, có lẽ chị sẽ kết liễu đời chị mất thôi!”.
Khi những cơn xao xuyến ban đầu đã lắng xuống, nhà vua đến hỏi ý
kiến đạo sĩ Vivamitra: “Tôi sẽ phải làm gì tiếp theo đây? Tôi đang ở trong
một tình trạng bất ngờ, hoàn toàn không tính trước; theo ý tôn sư, ta có nên
mời các tu sĩ và các nhà chiêm tinh đến chọn một ngày sớm nhất để cử
hành hôn lễ hoặc có nên gửi cho hoàng đế Đaxaratha một bức thông điệp
và chờ đợi ý kiến của Người? ”.
Đạo sĩ trả lời: “Hoàng thượng nên gửi ngay một thông điệp cho hoàng
đế Đaxaratha và mời người làm theo đúng thủ tục”. Vua Janaka lập tức lui
về cung soạn lời mời gửi cho Đaxaratha với sự giúp sức của các nhà thơ và
những người soạn sử, văn, thư từ của triều đình và gửi ngay đi.
Ngay lúc đó, các sứ giả của vua Janaka mang thông điệp đến dâng cho
hoàng đế Đaxaratha. Hoàng đế ra lệnh cho các quan nhận thư và đọc to lên:
là điệp báo với hoàng đế tất cả những sự kiện đã xảy đến từ khi Rama rời
mảnh đất Ayođhya đến lúc bật dây cung của thần Xiva. Hoàng đế
Đaxaratha gửi cho các sứ giả rất nhiều tặng vật, và lòng thoải mái, nhẹ
nhàng. Người bình luận thêm: “Hãy về nói với những người ở Mithila rằng
ở đây ta cũng có nghe tiếng dây cung…”. Rồi Người truyền lệnh: “Hãy cho
loan báo rộng ra bằng thứ ngôn ngữ thích đáng rằng vua Janaka mời tất cả
mọi người, đàn ông, đàn bà và trẻ con ở kinh đô chúng ta đến dự hôn lễ của