của những tấm lòng trong sáng và công minh. Em không nên đưa ra những
lời nhận xét chua cay như thế đối với những người thực ra không phải ai
khác hơn là bố và mẹ em”. (Rama không hề phân biệt giữa mẹ đẻ và mẹ
kế). Em hãy bình tĩnh lại. Đôi khi một con sông khô cạn đi, và như thế ta
không thể đổ tội cho con sông – nó khô là vì trời nắng hạn. Và sự đổi thay
ý kiến của phụ vương, hay vẻ khắc nghiệt của Kicai-i, vốn là người tốt, biết
thương người, hay sự may mắn được nối ngôi của Baratha… tất cả, thực ra,
đâu phải do chính ta làm, mà do những quyền lực nào cao hơn quyết định
Mệnh số…”.
“Em sẽ là số phận để vượt lên trên cả quyền lực của số phận” –
Lasơmana nói lại, giọng vẫn còn rất kiêu ngạo và hiếu chiến. Rama biện
luận thêm với chàng nhiều hơn nữa. “Em sẽ thay đổi, nếu cần, thay đổi cả
số mệnh nữa” Lasơmana nhắc lại và kết thúc câu nói bằng cái điệp khúc:
“Kẻ nào dám cản trở mục tiêu của ta sẽ bị tiêu diệt”.
“Ngoài anh ra, em chẳng còn biết cha nào, mẹ nào cả”, Lasơmana nói,
lòng vẫn chưa dịu lại, “Anh là tất cả của em. Cuộc sống của em, cũng như
tay chân và giác quan lành mạnh của em sẽ không có ý nghĩa gì cả, nếu em
chưa đặt được anh lên chiếc ngai vàng, theo đúng quyền lợi của anh, không
cần phải tôn trọng những điều con rắn mái muốn làm. Máu em đang sôi lên
sùng sục và sẽ không thể nguội được đâu – Ngay bây giờ đây, anh sẽ nhìn
thấy cây cung của em làm được gì…”.
Đến đây, Rama giữ tay chàng lại, và nói: “Anh tin chắc chắn rằng mẹ
Kicai-i của chúng ta là người đáng được hưởng quyền thừa kế quốc gia này,
bởi người đã cứu sống phụ vương và được phụ vương luôn ghi nhớ ơn này;
đó là ưu thế của Baratha – người được Kicai-i chọn; và ưu thế của anh là
được từ chối và được ghép cùng với những ẩn sĩ rất sáng suốt của rừng sâu.
Em có muốn để cho cơn giận của em hoành hành cho đến khi em khuất
phục được một người em thơ ngây không dính líu gì vào đó cả, một người
mẹ đã nuôi dưỡng chúng ta, và một người cha vốn là một trong những ông