RANGE - HIỂU SÂU BIẾT RỘNG KIỂU GÌ CŨNG THẮNG - Trang 120

Vấn đề của việc chỉ sử dụng một phép so sánh tương đồng, đặc biệt là

từ một tình huống rất quen thuộc, là nó không giúp ngăn lại sự thôi thúc tự
nhiên của việc áp dụng “góc nhìn từ bên trong nội bộ”, một thuật ngữ được
nêu ra bởi nhà tâm lý học Daniel Kahneman và Amos Tversky. Chúng ta áp
dụng góc nhìn từ bên trong khi chúng ta đưa ra các đánh giá đơn thuần dựa
trên những chi tiết của một dự án cụ thể ngay trước mắt chúng ta.

Kahneman có một kinh nghiệm cá nhân với những tác hại nguy hiểm

của góc nhìn từ bên trong nội bộ, khi ông tập hợp một nhóm để viết sách
giáo khoa cho trường cấp 3 về chủ đề khoa học của quá trình ra quyết định.
Sau một năm trời họp hằng tuần, ông khảo sát toàn bộ nhóm để tìm hiểu
xem mọi người nghĩ dự án nên kéo dài bao lâu. Thời gian ước lượng thấp
nhất là một năm rưỡi, cao nhất là hai năm rưỡi. Sau đó Kahneman hỏi một
thành viên trong nhóm tên là Seymour, một chuyên gia viết sách giáo khoa
xuất sắc vốn đã chứng kiến quá trình tương tự với các nhóm khác, rằng so
với các dự án khác thì dự án này như thế nào.

Seymour suy nghĩ một lúc. Một vài phút trước đó ông ấy đã ước tính

nó mất khoảng hai năm nữa. Đối diện với câu hỏi của Kahneman về các
nhóm khác, ông nói rằng ông thậm chí chưa bao giờ nghĩ đến việc so sánh
tương đồng ở trường hợp này với các dự án riêng biệt, nhưng ông thấy rằng
có khoảng 40% nhóm không bao giờ hoàn thành công việc, và không có
người nào ông biết hoàn thành nó trước bảy năm.

Nhóm của Kahneman không sẵn sàng bỏ ra thêm sáu năm nữa cho

một dự án sách giáo khoa có nguy cơ thất bại. Họ dành ra vài phút tranh
luận về ý kiến mới, và quyết định tiến lên phía trước với niềm tin vào sự
thông thái của nhóm cho rằng mất-khoảng-hai-năm. Tám năm sau, họ hoàn
thành, lúc đó Kahneman thậm chí không còn ở trong nhóm hoặc sống ở
trong nước, và cơ quan đặt hàng sách giáo khoa cũng không còn quan tâm
nữa.

Xu hướng tự nhiên của chúng ta khi áp dụng góc nhìn từ bên trong có

thể bị đánh bại bằng cách làm theo biện pháp so sánh tương đồng theo “góc
nhìn bên ngoài”. Góc nhìn bên ngoài thăm dò những điểm tương đồng về
mặt cấu trúc sâu đối với vấn đề hiện tại trong những vấn đề khác nhau. Góc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.