RANGE - HIỂU SÂU BIẾT RỘNG KIỂU GÌ CŨNG THẮNG - Trang 188

Chương 8

Lợi thế của kẻ ngoại đạo

A

LPH BINGHAM sẽ là người đầu tiên thừa nhận điều đó: ông ấy

chỉ tập trung vào một chuyên ngành rất hẹp, ít nhất là về lý thuyết.
“Đề tài tiến sĩ của tôi thậm chí không thuộc hóa học, nó thuộc hóa học
hữu cơ!”, ông ấy kêu lên. “Nếu không có carbon trong đó thì tôi không
đủ chuyên môn để thực hiện, vậy nhé?”
Khi học cao học vào những năm 70, Bingham và các bạn cùng lớp

phải nghĩ ra cách tạo ra các phân tử cụ thể. “Đây là một nhóm gồm cả nam
lẫn nữ rất thông minh và chúng tôi có thể tạo ra những phân tử này,” ông ấy
nói với tôi, “nhưng bằng cách nào đó, luôn có một người đưa ra giải pháp
thông minh hơn những người còn lại. Tôi đã chú ý và nhận thấy giải pháp
thông minh nhất luôn chứa đựng một phần kiến thức không nằm trong
chương trình giảng dạy thông thường.” Một ngày nọ, Bingham trở thành
người thông minh nhất.

Ông đã đưa ra một giải pháp tinh tế để tổng hợp một phân tử trong bốn

bước ngắn. Phần kiến thức quan trọng liên quan đến kem tartar, một thành
phần làm bánh mà Bingham tình cờ biết đến từ thời thơ ấu. “Ngay bây giờ
anh có thể hỏi 20 nhà hóa học kem tartar là gì, và rất nhiều người sẽ không
biết”, ông nói. “Tôi đã nghĩ về quá trình phân biệt các giải pháp. Nó không
nằm trong bất kỳ chương trình giảng dạy nào hay hồ sơ kinh nghiệm của
bất cứ ai. Tôi nhận ra người ngoài lĩnh vực sẽ luôn tình cờ đưa ra được giải
pháp thông minh, hiệu quả, tiết kiệm và sinh lời nhiều hơn bất cứ ai khác.
Từ ý tưởng về cách giải quyết vấn đề như vậy, tôi đã nảy ra ý định ‘xây
dựng một tổ chức có thể giải quyết vấn đề theo cách kết hợp nhiều chuyên
môn’. Nhiều năm sau, khi Bingham trở thành phó chủ tịch phụ trách nghiên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.