RANGE - HIỂU SÂU BIẾT RỘNG KIỂU GÌ CŨNG THẮNG - Trang 190

rằng có nhiều kiến thức ẩn giấu sau những bằng cấp khác. Tôi thật sự
không ngờ các luật sư cũng tham gia đóng góp [các giải pháp hóa học]”.

Một luật sư từng làm việc với các bằng sáng chế liên quan đến hóa

học nên có kiến thức phù hợp đã đưa ra một giải pháp tổng hợp phân tử.
Người đó giải thích: “Tôi nghĩ đến hơi cay”. Đó là phiên bản khác của
phương pháp kem tartar do Bingham nghĩ ra. “Hơi cay không có gì liên hệ
đến vấn đề đang xét,” Bingham nói. “Nhưng anh ấy nhìn thấy sự tương
đồng với cấu trúc hóa học của một phân tử mà chúng tôi đang cần.”

Bingham nhận thấy các công ty lâu năm thường giải quyết vấn đề

bằng một phương pháp gọi là tìm kiếm địa phương, nghĩa là thuê các
chuyên gia từ một lĩnh vực duy nhất và áp dụng các giải pháp từng hiệu quả
trước đây. Trong khi đó, ý tưởng mời gọi những chuyên gia ngoài ngành
của Bingham chứng tỏ hiệu quả tốt đến mức nó được tách hẳn thành một
công ty riêng. Được đặt tên là InnoCentive, nó tạo điều kiện cho mọi người
thuộc mọi lĩnh vực “phát hiện” vấn đề, trả tiền để đăng tải “những thách
thức” và trao thưởng cho những “người ngoại đạo” tìm ra giải pháp. Hơn
1/3 vấn đề đã được giải quyết triệt để. Đây là một tỷ lệ đáng kể vì
InnoCentive đưa ra những vấn đề đã làm đau đầu các chuyên gia đăng
chúng. Trong quá trình hoạt động, InnoCentive nhận thấy nó có thể giúp
người tìm kiếm điều chỉnh bài đăng sao cho tìm được giải pháp dễ dàng
hơn. Bí quyết là: trình bày thách thức đó thật hấp dẫn để thu hút nhiều
thành phần tham gia giải quyết. Một thách thức càng lôi cuốn các nhà khoa
học lẫn luật sư, nha sĩ hay thợ máy thì càng có nhiều cơ hội được tháo gỡ.

Bingham gọi đây là cách tư duy “từ-ngoài-vào-trong”: tìm kiếm giải

pháp từ những kinh nghiệm nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn chính của vấn
đề đó. Lịch sử đã từng ghi nhận nhiều trường hợp thay đổi thế giới nhờ sử
dụng phương pháp này.

Napoleon từng lo lắng vì quân đội của mình chỉ có thể mang theo

quân lương đủ dùng trong vài ngày. “Cơn đói còn độc ác hơn cả thanh
kiếm”, một nhà biên niên sử quân đội La Mã vào thế kỷ IV đã viết như thế.
Vị hoàng đế Pháp này là một người ủng hộ khoa học và công nghệ nên vào
năm 1795, ông đã treo giải thưởng cho người nghiên cứu thành công

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.