của họ về các vấn đề gây tranh cãi. Sau đó, khi những tham dự viên được
cho biết họ sẽ được trả thù lao nếu đọc các lập luận đối lập, có đến 2/3
trong số họ quyết định không thèm nhìn vào lập luận phản biện, chứ đừng
nói là nghiên cứu nó một cách nghiêm túc. Việc chúng ta hay có ác cảm với
ý tưởng trái chiều không đơn thuần chỉ là do chúng ta ngốc nghếch hay
thiếu hiểu biết. Giáo sư luật và tâm lý học tại Đại học Yale Dan Kahan chỉ
ra rằng những người trưởng thành hiểu biết nhiều về mặt khoa học thực sự
có nhiều khả năng trở nên bảo thủ hơn với các chủ đề khoa học có xu
hướng gây phân cực chính trị. Kahan nghĩ rằng đó có thể là do họ thành
thạo hơn khi tìm kiếm những bằng chứng khẳng định cảm nhận của mình:
càng dành nhiều thời gian cho đề tài đó, họ càng trở nên giống chuyên gia
nhím.
Trong một nghiên cứu diễn ra vào thời điểm chuẩn bị cho cuộc bỏ
phiếu Brexit, một số ít của cả nhóm Ở Lại và nhóm Ra Đi đều có thể diễn
giải chính xác từ những số liệu thống kê giả về hiệu quả của một loại kem
trị da phát ban. Tuy nhiên khi các cử tri được cung cấp dữ liệu chính xác
giống như thế nhưng được trình bày theo dạng chỉ ra một xu hướng rằng
việc nhập cư làm tăng hoặc giảm tội phạm, đám đông người Anh đột nhiên
trở nên “mù số liệu” và diễn giải sai những số liệu thống kê khác biệt với
quan điểm chính trị của họ. Kahan cũng tìm thấy hiện tượng tương tự tại
Hoa Kỳ với các ví dụ về việc sử dụng kem dưỡng da và việc kiểm soát
súng. Ông ghi nhận một đặc điểm tính cách chống lại xu hướng đó: sự tò
mò khoa học. Không phải kiến thức khoa học, mà là sự tò mò khoa học.
Kahan và đồng nghiệp đã đo lường sự tò mò khoa học một cách thông
minh, khéo léo cài vào các câu hỏi trong một bảng hỏi trông giống như
bảng khảo sát tiếp thị người tiêu dùng. Họ cũng theo dõi cách mọi người
tiếp tục tìm kiếm thông tin sau khi đã xem các video có nội dung cụ thể,
trong số đó có các video với chủ đề liên quan đến khoa học. Người có tính
tò mò khoa học nhất luôn tìm cách nghiên cứu những bằng chứng mới, cho
dù nó có đồng thuận với quan điểm hiện tại của họ hay không. Những
người ít tò mò về khoa học thì giống như những chuyên gia nhím: khi có
nhiều kiến thức về một chủ đề nào đó, họ lại dễ phủ nhận các bằng chứng