RANGE - HIỂU SÂU BIẾT RỘNG KIỂU GÌ CŨNG THẮNG - Trang 269

rừng, thiết bị cứu hỏa là những gì họ biết rõ nhất. “Các thiết bị chữa cháy là
lời khẳng định rằng mỗi người lính cứu hỏa thực sự là một thành viên trong
đội ngũ, và trước tiên chúng là lý do để người lính cứu hỏa được điều động
đến,” Weick viết. “Các công cụ chữa cháy được xem là đóng vai trò trung
tâm trong việc xác định đặc trưng nghề nghiệp của lính cứu hỏa, do đó
không có gì ngạc nhiên khi việc vứt bỏ thiết bị bị dẫn đến một cuộc khủng
hoảng mang tính sống còn”. Như Maclean đã nhận định cô đọng: “Khi một
người lính cứu hỏa được yêu cầu phải tháo bỏ dụng cụ chữa cháy, thì cũng
chẳng khác gì anh ta được bảo rằng anh không còn là lính cứu hỏa.”

Weick giải thích rằng những người lính cứu hỏa cháy rừng có một tâm

lý ăn sâu là “có thể xử lý được” và tháo bỏ dụng cụ không phải là một phần
của tư duy đó, bởi việc đó có nghĩa là họ bị mất kiểm soát. Cưa máy của
Quentin Rhoades được xem là một phần không thể tách rời của kỹ năng
chữa cháy đến nỗi anh thậm chí còn không nhận ra mình vẫn mang theo nó,
giống như việc anh vẫn còn cách tay. Đến khi nhận ra việc vác theo chiếc
cưa là cực kỳ ngớ ngẩn, Rhoades vẫn không thể tin rằng anh phải vứt bỏ
nó. Anh cảm thấy “như chiến binh không vũ khí”, giống như cảm giác của
Larry Mulloy khi không có một lý lẽ được lượng hóa để đảo ngược quyết
định phóng vào giây cuối. Tại NASA, chấp nhận một lập luận cảm tính
cũng giống như được bảo rằng bạn không còn là một kỹ sư.

Khi nhà xã hội học Diane Vaughan phỏng vấn các kỹ sư của NASA và

Thiokol trước đây đã làm việc với các tên lửa đẩy, cô phát hiện ra rằng nền
văn hóa nổi tiếng “có-thể-xử-lý-được” của NASA phát triển thành một
niềm tin rằng mọi thứ sẽ ổn bởi vì “chúng tôi đã làm theo mọi quy trình”;
bởi vì “quá trình [thẩm định tính sẵn sàng của chuyến bay] là toàn diện và
có sự phản biện rất hiệu quả; bởi vì “chúng tôi đã thực hiện theo tài liệu
hướng dẫn”. Đồ nghề của NASA chính là các quy trình quen thuộc của nó.
Trước giờ những quy tắc luôn tỏ ra hiệu quả. Nhưng trong vụ tai nạn tàu
Challenger, những quy tắc đó không còn hoàn toàn đúng nữa, khi đó văn
hóa “có-thể-xử-lý-được” nên được thay thế bởi một điều mà Weick gọi là
văn hóa “tạm-bằng-lòng”. Họ cần phải ứng biến chứ không phải là vứt bỏ
những thông tin không phù hợp với những tiêu chí đã được xác lập.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.