chuyến bay của tàu Apollo 11 lần đầu tiên đưa con người lên mặt trăng,
luôn tuân thủ câu thần chú – “Chúng ta chỉ tin vào Thượng đế, những người
khác muốn chúng ta tin thì hãy mang dữ liệu đến.” Tuy vậy ông vẫn có thói
quen tìm kiếm ý kiến của các kỹ thuật viên và kỹ sư ở mọi cấp độ công
việc. Nếu ông nghe thấy đến hai người cùng chia sẻ một quan điểm, ông
không cần dữ liệu để tạm ngưng công việc đang chạy và tiến hành điều tra.
Wernher Von Braun, người chỉ huy quá trình phát triển tên lửa đẩy cho
chuyến bay đến mặt trăng tại Trung tâm Bay Không gian Marshall đã cân
bằng quy trình cứng nhắc của NASA với một nền văn hóa phi chính thức
đề cao tính cá nhân, khuyến khích mọi người phản biện thường xuyên và
giao tiếp xuyên lĩnh vực. Von Braun giới thiệu sáng kiến “Sổ tay ngày thứ
Hai”: mỗi tuần các kỹ sư sẽ nộp một trang giấy ghi nhận các vấn đề họ
quan tâm nhất trong tuần. Von Braun viết nhận xét ở bên lề trang giấy, và
sau đó phân phát toàn bộ nội dung tổng hợp. Mọi người sẽ biết được những
phòng ban khác đang làm gì và ai ai cũng có thể nêu lên vấn đề. Quy trình
“Sổ tay ngày thứ Hai” thực hiện rất chặt chẽ, nhưng không chính thức.
Hai ngày sau khi phi thuyền hạ cánh xuống mặt trăng vào năm 1969,
Von Braun để ý thấy trên một trang giấy đã đánh máy những dòng có một
đoạn ngắn trong đó một kỹ sư dự đoán tại sao một bình oxy lỏng bất ngờ bị
mất áp suất. Vấn đề này không còn liên quan đến chuyến bay đến mặt trăng
nữa, nhưng nó có thể xuất hiện trở lại trong các chuyến bay trong tương lai.
“Hãy nghiên cứu vấn đề này càng chính xác càng tốt,” Von Braun viết.
“Chúng ta phải biết đằng sau sự cố này liệu có nhiều điều khác hay không
để tiến hành kiểm tra hoặc có biện pháp khắc phục.” Giống như Kranz, Von
Braun coi trọng những thứ như vấn đề, cảm nhận chủ quan, và cả tin xấu.
Thậm chí ông còn tưởng thưởng cho những người phát hiện ra vấn đề. Sau
nhiệm kỳ làm việc của Kranz và Von Braun, văn hóa “tất cả những người
khác hãy mang dữ liệu” vẫn chi phối, nhưng văn hóa phi chính thức và sức
mạnh của cảm nhận cá nhân đã mất khá nhiều ảnh hưởng.
Năm 1974, William Lucas tiếp quản Trung tâm Bay Không gian
Marshall. Một sử gia trưởng tại NASA viết rằng Lucas là một kỹ sư tài giỏi
nhưng “thường dễ nổi cáu khi biết có vấn đề xuất hiện”. Allan McDonald