Trong suốt sự nghiệp của mình, Smithies đã viết và giữ khoảng 150
cuốn sổ tay. “Những ghi chép đó cũng ra đời vào những ngày thứ Bảy”,
ông lặp lại khi ông ấy cho tôi xem những trang quan trọng. Khi tôi chỉ ra,
ông trả lời: “Đã có những người nói với tôi rằng: “Tại sao anh phải đi làm
vào những ngày giữa tuần?”
Tất nhiên, những đột phá là những ngoại lệ. Một thí nghiệm vào buổi
sáng thứ Bảy vô tình làm phân hủy một thiết bị quan trọng. Trong một thí
nghiệm khác, Smithies làm đôi giày của mình bị nhiễm bẩn bởi một hóa
chất gây phân hủy. Ông nghĩ rằng mình đã phơi đôi giày khô hẳn rồi cho
đến khi ông nghe một người phụ nữ lớn tuổi hỏi một người khác rằng có
ngửi thấy mùi tử thi không. Smithies bảo ông không thể cưỡng lại được
thói quen “tận dụng tất cả mọi thứ” để làm thí nghiệm, và điều này rất được
các đồng nghiệp chú ý. Thay vì vứt bỏ các thiết bị hư hỏng, họ sẽ để lại cho
ông, với nhãn dán NBGBOKFO: “no bloody good, but OK for Oliver”
(Không còn xài được nữa, nhưng vẫn tốt đối với Oliver).
Các nghiên cứu về những người tư duy sáng tạo cho thấy họ là những
tràn đầy nhiệt huyết, có phần ngây thơ và ham vui. Nhà vật lý tại Đại học
Manchester Andre Geim áp dụng (không liên quan gì đến Smithies) “những
thí nghiệm vào tối thứ Sáu”. Cũng chính vào một tối thứ Sáu, anh đã bắt
đầu công trình đem đến cho anh giải thưởng Ig Nobel vào năm 2000. Ig
Nobel được trao cho các công trình mà thoạt trông có vẻ ngớ ngẩn hoặc
tầm thường. Linh vật của giải thưởng lấy hình ảnh tác phẩm điêu khắc
Người suy tư của Rodin, ngoại trừ có “chỗ trêu ngươi” là “Người bốc mùi”
(biệt danh mới) đã rơi ra khỏi bệ và nằm ngửa trên mặt đất. Người nhận
giải thường được hỏi trước là họ có sẵn sàng lên nhận giải thưởng hay
không, để họ có thể cân nhắc trước về việc liệu thanh danh của mình có bị
ảnh hưởng. Geim giành giải thưởng khi làm một con ếch bay lên bằng nam
châm mạnh (ếch và nước trong cơ thể chúng, có từ tính, hoặc bị từ trường
đẩy lên).
Tất nhiên không ai đi tài trợ các thí nghiệm vào tối thứ Sáu và đa số
các thí nghiệm này không dẫn tới điều gì cả. Tuy nhiên, sau vụ việc con
ếch, một trong những thí nghiệm vào tối thứ Sáu khác đã tạo ra “băng dính