RANGE - HIỂU SÂU BIẾT RỘNG KIỂU GÌ CŨNG THẮNG - Trang 60

và nghiên cứu sự thay đổi trong đời sống của thực vật có thể ảnh hưởng đến
lớp băng ngầm vĩnh cửu như thế nào. Trong lớp học, trí não tôi được nhồi
nhét với nhiều chi tiết về sinh lý học của thực vật ở vùng Bắc Cực. Chỉ
nhiều năm sau đó – khi đã là một nhà báo điều tra chuyên viết về các
nghiên cứu khoa học nghèo nàn – tôi mới nhận ra rằng mình đã phạm sai
lầm khi thống kê sai một mục của bài luận văn tốt nghiệp để lấy bằng cao
học từ Trường Đại học Columbia. Như nhiều sinh viên cao học khác, tôi có
một nguồn dữ liệu lớn và chỉ cần nhấn nút trên máy tính để chạy phân tích
thống kê thông thường mà không bao giờ được học cách suy nghĩ sâu sắc
(hoặc là có suy nghĩ) về việc phân tích thống kê đó hoạt động như thế nào.
Chương trình thống kê cho ra một con số được tóm tắt là “có ý nghĩa thống
kê”. Không may, đó gần như là kết quả sai, nó hầu như là kết quả giả, bởi
vì tôi không hiểu hạn chế của phần kiểm tra thống kê trong bối cảnh mà tôi
áp dụng nó. Các nhà khoa học đánh giá luận văn cũng không hiểu. Như nhà
thống kê Doug Altman phát biểu: “Mọi người quá bận rộn nghiên cứu đến
nỗi họ không có thời gian dừng lại và suy nghĩ về cách thức mà họ triển
khai nghiên cứu”. Tôi đã lao vào nghiên cứu khoa học cực kỳ chuyên sâu
mà không học cách lý luận khoa học (và rồi tôi được tặng thưởng vì điều
đó bằng một tấm bằng cao học, và chính điều này tạo nên một môi trường
học tập mơ hồ). Và theo một trật tự có vẻ ngược đời như thế, chỉ nhiều năm
sau khi tôi rời bỏ việc nghiên cứu khoa học, tôi mới bắt đầu tư duy rộng mở
về cách người ta nên thực hiện nó như thế nào.

May mắn thay, khi còn là sinh viên, tôi được học với vị giáo sư môn

hóa học vốn là hiện thân cho lý tưởng của Flynn. Vào mỗi kỳ thi, giữa các
câu hỏi điển hình về hóa học, có những câu đại loại như thế này: “Có bao
nhiêu người chỉnh âm cho đàn piano ở thành phố New York?”. Sinh viên
phải ước tính, bằng cách lý luận, và cố gắng đoán đúng quy mô của con số
trong câu hỏi. Vị giáo sư sau đó giải thích rằng đây là những “nan đề
Fermi” vì Enrico Fermi – người đã tạo ra lò phản ứng hạt nhân đầu tiên
dưới sân bóng bầu dục của đại học Chicago – thường xuyên đưa ra các ước
tính ở-đằng-sau-bì-thư để giúp ông tìm cách xử lý vấn đề

1

. Bài học cuối

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.