RANGE - HIỂU SÂU BIẾT RỘNG KIỂU GÌ CŨNG THẮNG - Trang 89

Chương 4

Học nhanh hay học chậm

"N

ào, các em đang đi đến trận đấu của đội Đại Bàng đấy,” người

giáo viên môn Toán có sức cuốn hút nói với các học sinh lớp 8 của
mình. Cô cẩn thận giảng giải vấn đề bằng cách đưa ra những tình
huống có thể khơi gợi học sinh. “Họ đang bán xúc xích,” cô nói tiếp.
“Nhân tiện, ở Philadelphia món ấy rất ngon.” Học sinh cười khúc
khích. Một em chen ngang: “Bít-tết phô mai cũng rất ngon ạ.”
Giáo viên đưa các em học sinh quay lại bài học hôm nay với một biểu

thức đại số đơn giản: “Giá xúc xích bán tại sân vận động nơi đội Đại Bàng
thi đấu là 3 đô-la. Cô muốn các em cho cô biểu thức biến số cho [giá của]
N cái xúc xích.” Học sinh cần tìm hiểu việc dùng một ký tự để biểu thị một
con số chưa xác định nghĩa là gì. Đó là khái niệm trừu tượng mà các em
phải nắm bắt để tiến bộ trong môn toán, nhưng quả là một khái niệm khó
giải thích.

Marcus tình nguyện: “N trên 3 đô-la.”
“Không phải trên bởi vì như thế nghĩa là chia nhé”, giáo viên trả lời.

Cô đưa ra biểu thức đúng: “3xN. 3xN có nghĩa là dù tôi có mua bao nhiêu,
tôi cũng phải trả 3 đô-la cho mỗi cái, đúng không nào?”. Một học sinh khác
lúng túng. “Cô lấy N từ đâu ạ?”, cậu bé hỏi.

“N chính là số lượng cái xúc xích đấy,” cô giáo giải thích. “Đó là cái

mà cô đang dùng như biến số.” Một học sinh khác tên Jen hỏi cô liệu đó có
nghĩa là phải nhân lên. “Đúng rồi. Vậy thì nếu cô có 2 cái xúc xích, cô phải
trả bao nhiêu tiền?”.

6 đô-la, Jen trả lời đúng.
“3 nhân 2. Tốt lắm, Jen”. Một cánh tay khác giơ lên. “Mời em?” “Nó

có thể là bất kỳ ký tự nào phải không ạ?”, Michelle muốn biết. Đúng vậy,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.