là cách duy nhất tạo được những hình ảnh nổi như thể. Cách duy nhất khiến
cho các tờ tiền giả có cảm giác như tiền thật. Đó chính là phương pháp sản
xuất tiền thật mà."
"Thế còn mực ?"
"Có ba màu," Kelstein nói. "Đen, hai sắc xanh lá cây. Phần sau của tờ
tiền được in trước, bằng mực xanh lá cây đậm. Rồi tiền được để khô, ngày
hôm sau mặt trước của nó được in bằng mực đen. Phần đó khô đi và mặt
trước được in một lần nữa, bằng mực xanh lá cây sáng hơn. Đó là thứ ông
trông thấy trên mặt trước đồng tiền, trong đó có số xê ri.
Nhưng màu xanh sáng được in bằng một quy trình khác gọi là in
khuôn nổi. Nó cũng hệt như in khắc lõm song mực được đóng vào các rãnh
trên giấy chứ không phải các gờ"
***
Tôi gật đầu nhìn tờ mười đô la, cả mặt trước và mặt sau. Vuốt các
ngón tay lên tờ tiền một cách cẩn thận. Thực sự thì trước đây chưa bao giờ
tôi nghiên cứu tờ tiền nào.
"Như vậy là bốn vấn đề," vị giáo sư nói. "Máy in, bản kim loại, mực,
giấy. Máy in thì có thể mua ở bất kỳ đâu trên thế giới, mới hoặc đã qua sử
dụng. Có vài trăm nguồn cung cấp. Hầu hết các nước in tiền, trái phiếu, kỳ
phiếu bằng các máy đó. Thế nên có thể mua máy in ở nước ngoài. Thậm chí
có thể chế tác được chúng. Joe từng phát hiện một vụ in khắc lõm ở Thái
Lan sử dụng máy chế biến cá mực được cải tiến. Những tờ một trăm đô của
chúng không chê vào đâu được."
"Thế còn những bản kim loại ?" tôi hỏi.
"Các bản kim loại là vấn đề thứ hai. Nhưng đây là vấn đề tài năng.
Trên thế giới có những người có thể làm giả tranh của các danh họa nổi
tiếng thời xưa, có những người có thể chơi một bản công xéc tô của Mozart
sau khi chỉ được nghe một lần. Và chắc chắn có những thợ khắc có thể làm
ra các tờ tiền. Đó là một nhận định hoàn toàn lôgic, đúng không ? Nếu một
người ở Washington có thể khắc ra bản gốc thì chắc chắn có một người ở
một nơi khác có thể sao chép nó. Nhưng số đó hiếm. Các chuyên gia sao
chép thực sự giỏi thậm chí còn hiếm hơn. Ở châu Mỹ có vài người. Điểm in