RỒNG ĐÁ - Trang 44

nghỉ tạm và nhờ bà mua thuốc cho nó. Từ bữa ấy, nhất là sau chuyến đi
Mèo Vạc, lần nào qua đây bà cũng hỏi thăm, gửi quà cho Chúc. 14 tuổi
đầu, cha anh bị đấu tố, người bị tử hình ở gốc muỗm trước chợ làng, người
bị đi tù ở Hà Giang nổi tiếng ma thiêng, nước độc. Cô Ten khi ấy có tên là
Mơ, xách bị đi ăn mày, lần mò lên miền ngược hy vọng có cơ hội thăm và
tiếp tế cho người anh. Qua đèo Khế, thuộc địa phận Sơn Dương thì cô bị
bắt. Lão chủ nhiệm và hai gã dân quân người Tày nghi cô là Việt gian, nhốt
vào kho của hợp tác xã. Đêm đêm, ba thằng giời đánh thánh vật mò vào
thay nhau cưỡng hiếp cô hết đợt này đến đợt khác. Ba cái của nợ to, dài,
đen như dái ngựa cứ chọc ngoáy liên hồi làm cô đau rát, buốt đến lộng óc.
Không có nước rửa, quần áo để thay nên sau mỗi lần như thế, máu của cô
và tinh dịch của chúng ộc ra nhây nhớt trên đùi, khô lại, bốc mùi khăn
khẳn. Cô muốn đập đầu vào tường chết theo cha, song phải cắn răng chịu
đựng để tìm anh trai. Sau đó, lão Chủ nhiệm muốn phi tang, bắt cô phải lấy
Sùng Ten, một con nghiện quanh năm sợ nước, người cáu bẩn, hôi như
chuột trù. Cô làm vợ Sùng Ten được đứa con trai đầu khỏe mạnh thì chẳng
biết của ai, còn ba đứa con gái với lão chồng nghiện thuốc phiện thì ốm
quay ốm quắt, xanh như tàu lá chuối…Giờ anh con trai bà Ten đưa vợ vào
Tây Nguyên khai hoang, ba chị con gái chẳng đứa nào lấy chồng mà vẫn đẻ
con.
Tất tật chúng nó không ai bảo ai đều ném con lại cho bà chăm sóc, đi tìm
miếng ăn ở nơi chân trời góc bể. Có lần bà nói mà như cật vấn tôi: “Bác
sống gần trung ương, đi nhiều, hiểu rộng hơn mụ nhà quê, hãy chỉ vẽ cho
chứ tôi thì chịu. Tôi sống gần trọn một kiếp người vẫn không hiểu nổi vì
sao ba đứa con gái mình dứt ruột đẻ ra lại phải bán hết nhà cửa mới đủ tiền
nộp cho công ty môi giới trên thị xã, ném con cho bà ngoại chỉ để đi làm
đầy tớ bưng bô, hót cứt ở xứ người, hở giời? Ở cái xứ Đài Loan ấy làm kẻ
tôi đòi cũng sướng hơn làm người tự do bên ta hay sao?” Có lẽ bằng sự trải
đời của mình nên bà Ten đã giúp tôi hỏi thăm khách qua đường về lai lịch
của Thào Mý Pảo. Hồi chiến tranh biên giới, chị ta không vào dân quân,
cũng không đi sơ tán về Tuyên Quang hay Phú Thọ. Chị ta chạy sang bên
kia biên giới với kẻ mạnh để làm ăn, buôn bán. Giờ chị ta giàu có, quay về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.