thì có mặt cố nhiên rồi, lại nữa, ngay trước một chuyến đi xa một bữa,
sự tình này đã được nêu lên. Là vì tôi thấu rõ rằng sự có mặt của tôi sẽ
được chú ý và bình luận một cách thuận lợi cho mình. Vì vậy ngài ắt
hiểu tại sao cả đến lớp tuyết rơi ngập đầy suốt ngày hôm ây, cũng
không khiến tôi chùn chân lánh mặt ở nhà.
Thế nào ư? Tôi sắp nói tới nó đây, xin ngài chớ nóng lòng, xét cho
cùng, thì tôi vẫn còn đang nói tới nó đây. Nhưng ngài hãy cho phép tôi
được lưu ý ngài trước rằng mụ gác tuy đã hoang phí bao nhiêu tiền của
mua thánh giá, ván sồi và mốc bạc
để tọa hưởng niềm xúc động của
mình được sâu sắc hơn, ấy vậy mà chỉ tháng sau là đã cặp kè ngay với
một tên rởm đời có giọng hát hay. Hắn đánh đập mụ luôn tay, người ta
nghe vọng ra tiếng la bài hải khủng khiếp, rồi liền ngay sau đó, hắn
mở toạc cửa sổ mà rống lên bản tình ca thích ý của mình: “Cô ơi, cô
đẹp quá chừng!”
. “Người gì mà đến là dị hợm!”, chòm xóm bảo
nhau làm vậy. Nhưng dị hợm ở chỗ nào đâu, thưa ngài? Ờ thì bề ngoài
hắn xem chừng bậy thật, mụ gác cũng vậy. Nhưng có cái gì chứng tỏ
rằng họ chẳng yêu nhau đâu. Mà cũng chẳng có cái gì chứng tỏ rằng
mụ chẳng yêu ông chồng mình trước kia. Vả chăng, đến khi tên rởm
đời nhà ta, giọng hát và cánh tay đã mệt mỏi, bỏ mụ biến mất, thì mụ
liền lên tiếng ca tụng tiếp kẻ đã quá cố, con người thủy chung mà lại!
Ngẫm cho cùng, thì tôi biết có bao nhiêu kẻ khác bề ngoài xem chừng
tốt lành lắm, nhưng sự thật chẳng chí tình và chân thành hơn mụ ta
chút nào. Tôi có quen một ông nọ, đã hiến hai chục năm đời mình cho
một bà vợ tánh nết ơ hờ, đã hy sinh mọi sự, bạn hữu, cơm ăn việc làm,
dĩ chí cả cuộc đời đoạn chánh của mình, rồi bỗng một tối nhận thấy
rằng mình chẳng hề có yêu thương bà vợ bao giờ! Là vì ông rỗi việc
nên hóa ra buồn, có vậy thôi, ông buồn cũng như đa số chúng ta.
Thành thử ông đã ngụy tạo cho mình cả một cuộc đời ứ đầy rắc rối và
thảm cảnh. Phải có chuyện gì xảy ra mới được, đa số các thái độ dấn
thân của con người đều có thể giải thích như vậy. Phải có chuyện gì