trước mà còn chưa sụp thì … hà .. hà ..Thôi mình cứ chờ kết quả ở trên.
Cô giáo Liên hồi nãy giờ làm thinh mân mê tà áo dài hoa, bây giờ tỏ ý kiến:
- Theo tôi, thì cứ chờ, nói như anh Nhơn. Với lại học trò ở đây chúng cũng
chẳng đèo bồng. Đứa nào học xong tiểu học là về chăn trâu làm ruộng. Đời
sống khổ cực quá … Mình cũng chẳng thắc mắc làm chi.
Tiếng thầy giáo Mạnh oang oang:
- Mấy đứa học trò ở lớp tôi khi hỏi lớn lên chúng làm gì, chúng trả lời là về
chăn trâu. Thằng thông minh nhất lớp đòi về làm xã trưởng.
Cả văn phòng bừng cười ồ.
- Dân ở đây xa tỉnh quá …
- Lương công chức như tụi mình ở xa ráng dạy cho qua ngày chớ cáng đáng
chuyện quá sức mình làm chi cho mệt.
- Tôi mong có trận bão nào thổi qua để tôi được nghỉ dạy về dưới Huế thăm
nhà.
- Kỳ nầy chưa có bão lụt gì hết.
- Thưa các anh chị, tôi nghĩ vấn đề của cô giáo Uyên đưa ra không phải là
không quan trọng. Chúng ta nên bàn vấn đề nầy một cách đứng đắn hơn và
hợp lý hơn, khả dĩ đem lại một kết quả nào chăng?
Uyên ngạc nhiên quay lại. Hùng, thầy giáo mới đang nghiêm nghị nói với
mọi người. Ánh mắt Uyên đầy vẻ biết ơn. Nàng lặng thinh nhìn vào đôi tay
mình chờ đợi:
- Tôi tuy mới chân ướt chân ráo về đây, nhưng tình trạng ngôi trường nầy
thật quá rõ ràng. Dột nát và hư hại khá nhiều. Điều đó có thể đem lại những
nguy hiểm bất ngờ cho học sinh và giáo viên. Cô Uyên lo ngại không phải
là vô lý. Và tôi thấy chính chúng ta có bổn phận phải lo ngại như cô Uyên.
Tuy nhiên để giải quyết vấn đề ngay tức khắc thì thật là khó khăn. Tuy tôi
vào nghề chưa được bao lâu, nhưng sống ở những vùng hẻo lánh thì tôi đã
sống, vì vậy tôi thông cảm sự khó khăn của nhà trường trong việc sửa chữa
trường ốc. Vì vậy, họp nhau hôm nay, chúng ta cùng đưa ra những giải
pháp khả dĩ cải thiện phần nào các lớp học trong khi chờ đợi lệnh trên.
Khi Hùng vừa nói xong, tiếng xì xào nổi lên trong phòng họp. Ông Hiệu
trưởng đưa mắt nhìn Hùng giận dỗi. Họ giận Hùng đã khơi chuyện mà họ