SÁCH NẤU ĂN DƯỠNG SINH OHSAWA - Trang 15

Sách Nấu Ăn Dưỡng Sinh Ohsawa | 5





Trên mặt đất là li tâm, dưới mặt đất là hướng tâm.

Cỏ cây nào mọc thẳng trên mặt đất (hầu hết) là có Âm
tính, trái lại nếu mọc thẳng xuống dưới mặt đất là có
Dương tính (như cà rốt, bồ công anh, củ sen...).
Trên mặt đất mà bành ra có chiều trở xuống là Dương
(bí đỏ), dưới mặt đất mà bành ra là Âm (đậu phộng, các
thứ khoai như khoai tây, khoai lang, khoai mì, khoai
sọ...)
. Cà chua (tomate) tuy là đỏ (màu Dương), nhưng
có nhiều nước nên nó là Âm. Mía tuy mọc thẳng lên trên
mặt đất nhưng chứa nhiều nước ngọt nên nó là Âm.
Nhưng tánh chất Âm Dương có thể biến cải nếu ta
biết cách chế biến. Ví dụ cà pháo là rất Âm (như hầu hết
các loại cà khác)
mà muốn biến tánh chất Âm của nó
thành Dương thì đem ướp muối (Dương hóa) cho lâu
thành cà muối ăn vừa ngon vừa bổ. Tôm rất Dương
nhưng đem nấu canh với rau (Âm) hoặc xào với hành
(Âm) nó sẽ vừa ngon vừa quân bình.

Ohsawa cho chúng ta biết là trong cơ thể chúng ta hệ

thống thần kinh dinh dưỡng có nhiệm vụ điều hòa sự
chuyển vận các tạng phủ, các khẩu kính của mạch máu
nhờ các dây thần kinh đi đến các cơ tuyến ấy.

Dây thần kinh gồm có hai hệ thống: trực giao cảm và

đối giao cảm. Dây thần kinh trực giao cảm có năng tính
làm cho giãn ra, còn dây thần kinh đối giao cảm có năng
tính làm cho co rút lại. Hai hệ thống thần kinh ấy điều
hòa bổ túc cho nhau, nhưng khi bên này lấn áp bên kia
thì sự việc đó có thể làm cho cơ thể mất thăng bằng,
bệnh tật do đó mà có thể phát sinh. Vậy ta phải tự hỏi vì
sao có sự mất quân bình ấy? Chắc ai cũng có thể suy ra
là tại các thực phẩm ta dùng hoặc quá Âm hoặc quá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.