SÁCH NẤU ĂN DƯỠNG SINH OHSAWA - Trang 21

Sách Nấu Ăn Dưỡng Sinh Ohsawa | 11





mạch nha thế vào, vì nó là đường làm bằng ngũ cốc,
hoặc dùng trái cây khô, như nho khô.
Những thứ ở ngoại quốc chưa làm được như bánh
tráng, bún tàu chẳng hạn, thì ta đành phải mua ở các
tiệm Tàu hoặc Việt Nam. Muối nên mua ở các tiệm thực
phẩm dưỡng sinh. Nước tương (tamari) và tương hột,
tương đặc (miso), nếu không tự làm được thì cũng phải
mua ở đó, vì ở các nơi pha chế, (Nhật Bổn, Bỉ...) có sự
kiểm soát của nhà chức trách dinh dưỡng. Nước mắm
nguyên chất như ngày xưa bây giờ không còn mua đâu
ra, vì nay chỉ còn toàn thứ nước mắm pha chế có thêm
hóa chất nên không đúng dinh dưỡng.

Cơm Việt Nam có đủ mùi vị chua cay mặn đắng.

Chua thì có thể dùng chanh thay vì dấm, cay dùng gừng,
nên tránh ớt, tiêu, tỏi (tỏi có thể dùng hành thế vào.)
Tỏi sống ăn nhiều hôi miệng, các phụ nữ không nên
dùng vì một mỹ nhân kiều diễm khi cười duyên dáng mà
miệng hôi mùi tỏi thì làm cho giảm bớt sự ngưỡng mộ
của phái nam. Tiêu ớt cay nồng hại gan, làm khó tiêu
khó ngủ. Dùng gừng vừa ấm lại vừa thơm. Ðừng ăn mặn
quá mà hại thận vì thận là chủ chốt trong bộ máy tuần
hoàn của cơ thể. Muối nêm vào các thứ rau quả
(légumes) vừa nấu chín làm cho vị món ăn ngọt ngào
thêm còn nêm tương thì ít ngon bằng.

Khi làm món ăn, người nấu ăn muốn món ăn trị

bệnh có hiệu quả thì phải có tinh thần phục vụ, vui vẻ
hiền hòa đầy lòng vị tha, thì điển lành của bàn tay mình
cũng góp một phần quan trọng vào trong công cuộc chữa
bệnh cho người bệnh. Người nấu ăn nên có tinh thần
như người mẹ sắc thuốc cho con vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.