40 | Thu-Ba
không dám nói thêm điều gì trước vẻ bất bình của bà
khách. Nhưng tôi vẫn lo ngại, bồn chồn trong dạ mặc
dầu vẫn tin tưởng ở hiệu quả của phương pháp dưỡng
sinh.
Chiều ngày hôm sau, cậu bé trở lại. Tôi nhìn cậu, hơi
hồi hộp, thì lạ quá, cậu bé chắp tay xá tôi, thưa: "Thưa
bác, xin bác tha lỗi cho cháu. Hôm qua, cháu thật là vô
lễ. Chả biết bác nấu món gì mà cha mẹ cháu ăn vào
một chặp sau khỏe lại liền, giờ biết đói và bảo cháu
đến mua nữa..." Tôi hiểu và tự trách mình vô ý cho họ
ăn số 7 quá lâu, vì người bệnh lành rồi thì cần phải đổi
thức ăn, cho họ ăn các món ăn bổ dưỡng, vì số 7 chỉ để
trị bệnh, bệnh đã lành thì phải ngưng ngay số 7, nếu
không mà cứ cho bệnh nhân tiếp tục ăn số 7 thì sẽ kiệt
sức. Ðó là một bài học quý giá cho tôi, đừng kéo dài số 7
quá hạn định của nó.
Tôi lần lần rút kinh nghiệm qua các sự tiếp xúc với
khách hàng, tôi còn học thêm được nhiều cách trị bệnh
ở thôn quê chỉ dùng toàn cỏ cây và nhờ y học cổ truyền
của người xưa để lại.
Sau chuyện cậu bé này, tôi lại còn được thêm một
bài học đích đáng nữa nhờ nó mà tôi học được tánh dè
dặt cẩn thận. Sự việc xẩy ra vào ngày sinh nhật của Tiên
sinh Ohsawa (18-10). Tôi tổ chức một bữa tiệc linh đình
tại quán ăn. Quan khách có đến hơn 100 người, trong
đám có một sinh viên mặt mày xanh xao đến dự. Vì đông
quá tôi không lưu ý đến cậu ta. Bữa cơm hôm ấy tuy là
toàn chay nhưng tôi nấu nướng rất kĩ và trình bày các
món ăn rất ngoạn mục đủ các màu sắc vì nhớ đến lời
dặn của Tiên sinh "Peignez sur vos plats" (hãy tô điểm