SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 3 - Trang 106

thống như áo gấm đỏ, khăn vành dây và hột vàng thay vì mang lúp voan
trắng lòe xòe... Cô dâu như vậy thì chú rể phải đồng bộ, thế là khăn xếp, áo
thụng lam, áo dài khăn đóng. Đàn ông Sài Gòn có dịp quay trở lại trang
phục truyền thống áo dài khăn xếp đã quên đi. Hiện tượng này đã lặp lại tại
Sài Gòn thập niên 1990 trở về gần đây.

Đến 1974, ảnh hưởng phong trào hippy xuất hiện từ vài năm trước, thời

trang của một bộ phận giới trẻ là quần ống loe, lòe xòe như bà đầm xòe.
Thanh niên để tóc dài do ảnh hưởng phong trào này và từ hình ảnh ban nhạc
Beatles đang nổi tiếng. Riêng giới thanh niên con nhà giàu chơi sang có học,
thì vẫn ăn mặc đúng mốt, đi giày Santiago đóng ở tiệm Gia tận bên Khánh
Hội, mặc áo quần của nhà may Văn Quân hay Tân Tân, hớt tóc ở tiệm Đơ
đường Hiền Vương (Võ Thị Sáu).

Có lẽ sau trận tấn công 1968 tại Sài Gòn với nhiều xác chết la liệt trên

đường phố, cùng phong trào hiện sinh đang thịnh, Sài Gòn ăn chơi nhiều
hơn, diện hơn. Đời sống đầy bắt trắc không chỉ dành cho người lính ở chiến
trường. Đến lúc đó, việc ăn mặc sành điệu lại được cổ súy. Nhiều người đi
đặt may từ Catalogue mới đem từ Pháp sang theo các cô chiêu đãi viên hàng
không, với các kiểu áo vest mới nhất. Áo Montagut vẫn tiếp tục nhập dù giá
rất chát. Cravate ngoại vẫn luôn có loại mới trong Passage Eden...

Sống ở một thành phố, một đất nước trải qua nhiều biến động thời cuộc,

có cái ăn cái mặc đã là mừng, nếu lịch sự càng tốt, cố giữ không lố lăng.
Đàn ông Sài Gòn nhiều năm qua, vai trò xã hội quá lớn, đóng góp không
nhỏ để xây dựng nên một thành phố văn minh. Họ cố gắng vươn tới phong
cách sống văn minh và lịch thiệp, tạo dựng diện mạo đàn ông thành phố này.
Tìm hiểu về câu chuyện này, mới sơ qua cũng đã có nhiều điều thú vị đối
với người viết.

TIỆM CHO THUÊ SÁCH, DẤU ẤN

MỘT THỜI

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.