Ngã tư Tự Do - Nguyễn Văn Thinh (Đồng Khởi - Mạc Thị Bưởi) năm
1961.
Ảnh: John Dominis.
Đến khuya, họ kéo nhau về ngủ. Tại căn phố đường Reims chỉ có vài bộ
ván nhỏ, anh em chia nhau kẻ nằm trên ván, người nằm dưới đất. Tiếng là
về ngủ, song về đây anh Ninh lại tiếp tục hăng hái, thuyết phục mọi người
tán thành ý kiến của anh, để ngày mai lập tức cất gian hàng và kéo nhau
“chiếm thị trường” Chợ Mới. Anh bảo: “Ngày mai, tôi chỉ chạy được 5
đồng bạc đưa cho Nguyễn Văn Số, đi Cầu Kho mua cây vụn và đệm buồm
để lập gian hàng”.
Có đủ mấy thứ cần dùng rồi, anh Ninh đi kiếm sơn về vẽ “bảng hiệu”trên
tấm đệm. Gian hàng không có tên hiệu, chỉ có mấy chữ: NĂM NAY CÒN ĂN
TẾT ĐƯỢC. Trong ngày 24 tháng Chạp, gian hàng dựng xong ngang bến xe
đò đi Thủ Dầu Một gần chợ. Anh em còn đang thắc mắc sẽ bán hàng gì thì
anh Nguyễn Bá Tường lúc bây giờ làm mại bản cho nhà thuốc “Thoại Dư
Đường” đem giao một ngàn ve cù-là, khỏi trả tiền trước. Ai đời gian hàng
bán Tết mà chưng lên chỉ có một món cù-là! Nhưng không sao, chiều hôm
đó, anh Ninh bắt đầu đứng rao hàng. Tiếng anh thật tốt, từ đầu chợ đến cuối
chợ đều nghe rõ CÙ-LÀ, và nội mấy tiếng đồng hồ, một ngàn ve dầu cù-là
bán gần hết. Năm xu một ve, vốn là ba xu rưỡi. Đêm nay đã có tiền cà phê
và sáng ra khỏi lo tiền chợ. Anh em hiểu rằng sở dĩ bán được là nhờ anh
Ninh được công chúng có cảm tình, còn người nào không biết anh lại bị mê
mệt với “mốt” rao hàng, mời mọc của anh. Dầu cho không cần dùng đến
cũng bỏ ra một cắc để mua hai ve bỏ túi. Đến khoảng 9 giờ tối, thiên hạ bu
trước gian hàng chen nhau mua dầu cù-là, trong số người mua có cả người
mặc Âu phục và các cô đồ“mốt”. Anh Ninh đã quen lối sống của Paris, rao
không ngợ miệng, anh nói cả dây, cả nhợ và cắt nghĩa lợi ích của cù-là, và
giải nghĩa cái tên cù-là. Ở Saigon, có một số người biết mặt anh Ninh và
cũng có nhiều người không biết dù nghe tiếng. Thế là họ rủ nhau “Muốn
biết mặt ông Ninh, mau lại mua cù-là để biết”. Người nào đã biết càng móc
túi để ủng hộ anh. Càng khuya, gian hàng NĂM NAY CÒN ĂN TẾT ĐƯỢC