SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 290

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

Nghĩa Hưng dùng mật hiệu màu xanh ở cây kèo thứ
nhất của mui ghe.
Từ nhóm Nghĩa Hưng này tách ra một chi nhánh là

Hòa Xuân, gọi nôm na Kèo Đỏ, cái kèo của ghe mà họ
đi mua bán hoặc di chuyển sơn màu xanh ở vành thứ
nhất (Nghĩa Hưng) nhưng cây kèo thứ nhì của mui sơn
màu đỏ. Nhóm Nghĩa Hưng thâu nạp đa số hội viên
người Phước Kiến, lắm khi họ có chi nhánh đặt tên khác
là Nhơn Hưng hoặc Đồng Hưng. Nhóm thứ nhì lấy tên
Nghĩa Hòa, với cây kèo mui ghe sơn màu vàng, thâu
nạp đa số người Triều Châu.

Người Hẹ (Khách gia, Akas) lập nhóm Nghĩa Quần,

nhưng không có thực lực.

Bản cáo trạng nói trên cho biết: Hội kín kêu gọi toàn

dân Nam Kỳ đứng lên đánh đổ thực dân Pháp. Như bên
Trung Hoa từng bị rợ Đột Quyết và bọn Hưng Nỗ cưỡng
phá, thực dân Pháp cũng là bọn dã man. Kêu gọi phò
vua Tự Đức, 13 tỉnh Nam Kỳ phải liên kết lại. Lại loan
tin người Nhật sẽ qua Nam Kỳ cứu viện, ai theo Thiên
Địa Hội sau này sẽ được sống, được làm quan.

Bản cáo trạng nêu con số: tỉnh Long Xuyên gồm 60

làng (xã), chỉ còn 5 làng là chưa thấy có tổ chức hội
kín, gồm 35 làng chịu ảnh hưởng nặng, 17 làng chịu
ảnh hưởng ở mức vừa phải. Đáng chú ý là theo lời tố
cáo thì người Hoa kiều và Hoa kiều lai (lai Việt) chỉ là
thiểu số. Đa số là hương chức hội tề đương niên hoặc
hương chức cựu (nghỉ việc). Tại làng Thới Thuận (tổng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.