SƠNNAM
TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG
SĨNG CỬU LONG
Cao Miên láng giềng và vịnh Xiêm La! Và khách quan
mà nói, rất yêu nước, qua gương Nguyễn Trung Trực
trước khi thọ hình. Giải trí với hò vè, lý, nhạc, điệu thơ
lục bát. Trong thời gian quá dài từ cuối thế kỷ XIX đến
trước 1930, chưa có máy thu thanh, báo chí Sài Gòn ít
phổ biến đến chợ quận phía Hậu Giang.
Phải nói đến việc cầu cơ, gọi là cơ bút. Từ xưa, bên
Trung Hoa đã có phong trào này. Hồn vía người chết còn
vất vưởng có thể nhập vào xác người đang sống. Dạng
chầu văn, đồng cốt thì không nói đến; người Mường,
người Khơme, người Việt đã có những “cô gọi hồn”.
Lên xác với âm nhạc phụ họa, rượu, bùa phép; các thầy
phù thủy Ấn Độ cũng có lên xác các vị thần. Nói chung,
xem có vẻ phàm tục, ầm ĩ. Trong giới “trung lưu” có tổ
chức cầu hồn người quá cố hiện về (thường là anh hùng
dân tộc, những vị tiên trong huyền thoại) để xin thoa
thuốc trị bệnh cho người thân, xin được hướng dẫn về
cách đối nhân xử thế lúc đất nước gặp cảnh đau buồn,
nghĩa là trực tiếp hoặc gián tiếp nói bóng nói gió việc
thực dân Pháp xâm lược. Nên kiên nhẫn chờ thời cơ
hoặc nên hành động nhanh như thế nào?
Dùng cơ bút được xem là “thông thái” nhất, trong sự
vận động chống Pháp. Bên Pháp, văn hào Victor Hugo
đã gia nhập vào nhóm cầu cơ, lúc bị lưu đày ở hải đảo.
Đào Duy Anh trong Nhớ Nghĩ Chiều Hôm (Nhà
xuất bản Trẻ, 1989) đã dành trọn chương XIII để nói
về những đàn cầu cơ bút (ở Bắc gọi là Thiện Đàn).