SƠNNAM
TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG
SĨNG CỬU LONG
- Chua xót lắm, cay đắng lắm, tâm sự này biết ngỏ
cùng ai. Đau đớn thay, khốn khổ thay, cơ sự ấy vì đâu
nên nỗi?
(...) Sung sướng kẻ cơm vua áo chúa, vẻ cân đai riêng
lấy một mình, khó nhọc người chân lấm tay bùn, phận
cày cuốc biết đâu việc nước.
Trở lại vùng đất mới Nam Bộ, trong những thập niên
đầu thế kỷ, thiện đàn cũng có mặt, gọi nôm na là Đàn
Tiên. Đã xuất hiện những đàn Tiên nổi danh như đàn
Cao Lãnh (1913) thỉnh Thủ khoa Huân về để hỏi chuyện
quốc sự. Đàn Minh Thiện (Thủ Dầu Một, 1902), đàn
Hiệp Minh ở Cái Khế (chợ Cần Thơ) năm 1917; ở Thạch
Động (Hà Tiên), núi Sam (Châu Đốc) cũng có đàn Tiên
khá sớm, nhưng ít ai biết, cũng như ở Phú Quốc. Lại
còn đàn Cần Giuộc, đàn Chợ Gạo (Phú Lâm). Bấy giờ,
đạo Minh Sư bên Trung Hoa phổ biến sang Việt Nam,
ở Trung Bộ có Trần Cao Vân, gây ảnh hưởng sâu sắc,
không ầm ĩ trong giới người Hoa, trong người Việt ở
Sài Gòn và vài tỉnh. Đây là dạng tu Tiên, luyện phép
trường sinh, với nghi thức độc đáo, thờ tượng Khổng
Tử, Phật, Lão Tử, có ngọn đèn nhỏ cháy leo lét ngày
đêm. Trụ sở lớn nhất ở Sài Gòn và Chợ Lớn là chùa
Ngọc Hoàng (Ngọc Hoằng điện) cất năm 1900, thu hút
bá tánh, lễ hội lớn nhất là ngày mùng 9 tháng Giêng
(mùng 9 vía Trời, mùng 10 vía Đất). Đạo có nội dung
chính trị rõ rệt là chống nhà Mãn Thanh, khôi phục nhà
Minh, nơi tu hành gọi Phật Đường, hoặc Đường, vị trụ