SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 295

295

trì gọi ông Lão (lão sư). Đạo Minh Sư là dạng tu khổ
hạnh, sử dụng cơ bút, thích hợp với các người bấy lâu tin
vào Thiện đàn (tức là những đàn Tiên ở Nam Bộ) đang
ưu thời mẫn thế, yêu nước nhưng chưa biết nên làm gì.
Hai bên thấy cần liên kết lại, rất tâm đầu ý hiệp, người
theo Minh Sư muốn nhập thế, gây ảnh hưởng rộng về
đạo lý và người chuộng cầu cơ thấy cần dựa vào đạo
Minh Sư đã có sẵn cơ ngơi và tín đồ. Vì vậy, ta thấy
trong buổi “tiềm ẩn” đa số những vị chân tu của Minh
Sư đều gia nhập vào đạo mới, một đạo mà hai bên thấy
cần khai sáng, cho hợp với nguyện vọng yêu nước, một
cách hợp pháp. Trong buổi đầu, những người lui tới đàn
Tiên gồm đa số công chức, điền chủ: những thành phần
được ít nhiều ưu đãi thời thực dân thì làm sao lại chống
Pháp tích cực được. Còn những tu sĩ đạo Minh Sư quả
là những người chỉ nặng về cuộc sống nội tâm, rõ là
không thích chuyện của thế tục, chỉ cần mong luyện
trường sinh bất tử cho bản thân.

Lê Anh Dũng, một nhà nghiên cứu đầy nhiệt huyết

đã gọi đây là “thời kỳ tiềm ẩn” của đạo Cao Đài. Để
giải quyết giai đoạn mập mờ này, do sự phát triển của
tinh thần chống thực dân, lần hồi chỉ trong vòng 6 năm
“quá độ” với sự phối hợp rõ nét giữa những người tin
vào cơ bút và tín đồ đạo Minh Sư, hình thành sự tổ chức
tương đối khoa học. Đây là vai trò của những người
theo Tây học, đứng đầu là ông Ngô Văn Chiêu. Là một
công chức cao cấp – chủ quận – Ngô Văn Chiêu tích

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.