293
Thiện đàn có từ trước, nhưng khi nước ta mất, phong
trào Đông Kinh Nghĩa Thục tan rã thì phong trào lại
nổi lên ở rất nhiều tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng,
mạnh nhất có lẽ ở Nam Định, ở Hà Nội có đàn ở quán
Trấn Vũ, đền Ngọc Sơn. Trong hồi ký này, mô tả kỹ
lưỡng đạo cụ, kỹ thuật về cơ bút mà các nhà nghiên
cứu chưa tìm được đáp án thỏa đáng. Chư tiên hiện về,
vẽ ra chữ trên mâm gạo. Có thỉnh chư tiên như Trần
Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Hoàng Diệu, hoặc các vị
Thánh mẫu. Các vị này nói xa gần về thời cuộc. Cầu
cơ bút thuộc về biến thái của Đạo giáo. Đào Duy Anh
nhận định: “Ngay trong Đạo giáo (đạo Lão) chứa chất
bao nhiêu chuyện dị đoan mê tín cũng đã có những
cái quí như những thiện đàn nhằm khuyên điều thiện,
truyền bá qua các kinh Âm Chất... đã cùng với những
lời dạy từ bi bác ái của nhà Phật hun đúc nên cái niềm
thương người, cái đức hy sinh, chúng ta vẫn thấy nở
tươi trong lòng các bà mẹ Việt Nam trong những cảnh
huống đen tối nhất”.
Lời nhận định của Đào Duy Anh rất đúng, trong giai
đoạn “hoang mang” khủng hoảng ý thức hệ, những năm
đầu thế kỷ.
Thành tựu lớn nhất của buổi ấy vẫn là qua thiện đàn,
chư tiên đã truyền lại bản “Đạo Nam Kinh” bị tịch thâu
ở Bắc, có in lại trong Nam, năm 1936 còn đăng công
khai trên tuần báo Tân Văn của Phan Văn Thiết, Sài
Gòn. Trong kinh do chư tiên giáng cơ bút có vài đoạn: