SƠNNAM
TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG
SĨNG CỬU LONG
Năm 1913, thanh niên Tôn Đức Thắng quê ở Long
Xuyên, công nhân sở Ba Son đi Pháp rồi tham dự cuộc
khởi nghĩa Hắc Hải, hưởng ứng Cách mạng tháng Mười
Nga... Đã có sự giao lưu tàu thủy từ Sài Gòn xuôi ngược
sông Tiền sông Hậu, với các lộ xe ô tô, với các trường
học rải rác ở những nơi đô thị hóa. Trường Trung học
Cần Thơ mở ra (1926), báo chí lần hồi phổ biến, các
đồn điền lúa gạo lớn bậc nhất nhì ở Đông Nam Á mở
ra phía đất mới: Đồn điền miền Tây, đồn điền Gressier
(ông Kho). Tình thế đổi hẳn; ánh sáng của công nghiệp,
sự bóc lột trắng trợn. Bấy giờ giới trí thức mới, theo
Tây học chưa thành hình (phần lớn còn du học), nhưng
ở chợ quận chợ làng có lực lượng “trí thức nông thôn”
gồm phần lớn là thầy giáo làng, thầy giáo tỉnh từ phía
Vĩnh Long, Sa Đéc đổ xuống. Phía Tây Nam chuyển
động. Có thanh niên đi du học trường võ bị Hoàng Phố.
Ông nghè Trương Gia Mô từ Phan Rí bất đắc chí, đến
tận chân trời góc biển phía Tây Nam rồi tự tử ở núi
Sam, sát biên giới. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Huy ở
Cao Lãnh cũng lần dò đến biên giới, chùa Giồng Thành,
gần chợ Tân Châu.
Long Xuyên là nơi Đảng ra đời rất sớm, với những
tổ chức tiền thân của Đảng. Chợ Lớn, Chợ Thủ là nơi
ven sông Lớn, có đường tàu thủy đi lại Sài Gòn. Phía
Rạch Giá, Đảng ra đời trễ hơn, với lý do: có dân mới
có Đảng. Chợ Mái, Lòng Ông Chưởng là nơi đã thành
hình thôn xóm từ thuở Nguyễn Hữu Cảnh. Trong khi