SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 300

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

Sự cực khổ của đồng bằng miền Hậu Giang mang nét
đặc thù. Phải gom lúa gạo đưa lên Chợ Lớn, vì đường
liên lạc Bắc Nam bị cắt đứt, nhà máy nhiệt điện Chợ
Quán thiếu than đá để chụm lò, từ Hòn Gai không đưa
vào được. Giặc phải lấy lúa gạo, bắp làm chất đốt để
truy trì nguồn điện. Đệ nhất Thế chiến (1914-1918) đã
làm giàu cho điền chủ Nam Kỳ, trong thực chất chỉ là
Pháp đánh với Đức bên trời Âu. Bấy giờ chưa có máy
bay quân sự oanh tạc tầm xa, chiến hạm chưa phát triển.

Với Đệ nhị Thế chiến, liên lạc giữa Đông Dương và

“chánh quốc” là Pháp bị cắt đứt, phong tỏa. Thiếu xăng
dầu, thiếu dầu lửa để đốt đèn, thiếu vải bô, thiếu thuốc
sốt rét, thiếu cây kim, sợi chỉ, thiếu xà phòng. Mức sản
xuất vải ta (nội địa) tự túc tự cấp chỉ là hạt muối bỏ biển,
thậm chí đường mía cũng khan hiếm vì phải cung cấp
cho quân đội Nhật. Nhật lập thêm sân bay ở đảo Phú
Quốc, cho khẩn hoang cấp tốc vùng U Minh để trồng
thầu dầu, lấy dầu làm chất nhờn cho phi cơ, xe tư nhân,
xe khách phải chạy với khí đốt lấy từ than cây tràm.
Trong thực tế, người miền quê phía Hậu Giang đành cười
ra nước mắt. Lúc bình thường, quần áo đã rách te tua,
đến lúc bấy giờ, đành mặc quần áo bằng bao tải mà đi
trong xóm, thậm chí lấy chiếu cói mà quấn, khách đến
nhà, đàn bà con gái lắm khi đứng trong nhà bên kia vách
mà nói chuyện ra, vì gần như lõa lồ, cửa mở he hé, vì
sợ người ngoài nhìn vào thấy hiện tượng quá thô thiển
bên trong. Có lẽ vì thiếu dầu lửa nên sinh ra nạn rận và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.