329
Miền Tây trù phú nhưng cũng có một miền Tây
khác nghèo nàn: vùng còn lại, giữa bờ sông Hậu và ven
biển vịnh Xiêm La. Đất thấp, như đã mô tả, con người
như định cư trên mặt nước mà không biết. Mùa mưa,
mực nước như lềnh bềnh, từ từ dâng lên, điển hình là
vùng U Minh Hạ, từ U Minh chảy ra biển phía Tây.
Mùa nắng người ở chót mũi Cà Mau thời xưa phải ra
tận Hòn Khoai chở nước ngọt vào đất liền. Nước dớn,
choại của U Minh dự trữ dưới lớp than bùn vẫn ngọt
một thời, vài người giàu tưởng tượng cho rằng nước ấy
bổ khỏe, còn than bùn (đất dớn) là nguồn nhiệt lượng
vô giá (!)... Ở bán đảo này, gần như không chịu ảnh
hưởng của nước lũ sông Cửu Long. Đây là lưu vực
riêng với sông Cái Lớn, Cái Bé (ăn thông qua sông
Hậu), sông Ông Đốc, sông Gành Hào đổ ra phía vịnh
Xiêm La, một nhà địa lý cho mấy con sông này chảy
không do dốc cao đổ xuống thấp (như sông Cửu Long
từ Tây Tạng) nhưng do thủy triều từ biển tác động ra
vào. Lắm khi đất ở cửa biển lại tương đối cao hơn phía
ngọn nguồn. Ngọn nguồn là cả vùng trũng bao la, với
những tiểu hình thể phức tạp gồm nào lung, bào, láng,
rộc, rạch, xẻo. Tạm định nghĩa: Láng có diện tích rộng,
lung thì nhỏ mà dài và cạn, bào là kiểu lung hình tròn,
bầu dục. Rộc là con rạch ngắn. Một khu vực đầm lầy
cạn, mùa nắng ghe xuồng qua lại khó khăn vì nước sâu
không đồng đều. Nơi này chống xuồng được, với cây
sào nhưng đằng kia lại phải nhảy xuống bùn mà đẩy,