SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 331

331

chảy quanh quẩn vì đất không có dốc, gọi rạch Lươn
Nướng, như những chữ S, hình dáng con lươn dài,
muốn nướng phải xếp lại cho ngắn hoặc gọi rạch Rắn,
con rắn nướng trên gắp. Lắm nơi phía Hậu Giang nếu
đào lên chừng một mét sẽ gặp nhiều gốc cây tràm bị
chôn vùi, có người bảo là dấu ấn của trận bão lụt năm
Thìn (1904), giông tố làm ngã sập cả khu rừng. Gọi
tràm lụt? Nhưng “lục” là tiếng có nghĩa khác. Ta có
tiếng “làm ăn củi lục” để chỉ người “chuyên một việc
làm ăn, cứ việc làm ăn khó nhọc” hiểu là cần cù tột
độ, không gian tham. Và cũng theo Tự vị Huỳnh Tịnh
Của,
cây lục có nghĩa là cây giữ vỏ trày trày, không khi
nào mục. Cây tràm tăng trưởng đến thời hạn nào đó,
rồi thì lần hồi chết đứng, còn cái lõi khô mà thôi. Đợt
đầu tiên khai thác phía U Minh, Hà Tiên vẫn là thực
dân chú ý đào kinh, để khai thác rừng tràm rồi trồng
tràm trở lại, phải đào kinh nhỏ để đưa tràm từ giữa
rừng ra mé sông, chất lên ghe tải, có tàu kéo đưa mỗi
chuyến hàng đôi ba chục ghe to đầy củi về Cần Thơ,
để làm chất đốt, chụm lò sốt-de cho kiểu máy chạy sức
hơi nước đang phổ biến (tàu thủy, tàu cuốc). Sông Cái
Lớn từng nổi danh với nguồn lợi “sân chim” (chữ Hán
dịch lại là điểu đình) nay còn dấu ấn rạch Đường Sân,
Chắc Băng. Rạch Đường Sân ăn vào sân chim, từ khi
ta mở nước, chim (già sói, còn gọi lão ông) qui tụ về
ven rừng U Minh, thêm chim thằng bè, bồ nông thích
bơi lội nơi ngập nước. Huê lợi sân chim được đem ra

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.