333
hàng tạ sáp. Đút sáp là tiếng xưa, gợi chuyện ăn hối
lộ, khi nhận hối lộ thì quan phải ngậm miệng, gật gù.
Như trong giai thoại anh nọ gặp con cọp chực ăn thịt,
anh ta bèn đứng chàng hảng, day mặt ra phía trước,
đưa sáp ra phía sau, dưới háng (gọi ý thô tục dơ dáy).
Thế là cọp táp cục sáp, sáp dẻo làm hai hàm răng cọp
dính lại không thể há ra ăn thịt người được. Giai đoạn
xưa non trăm năm trước, với lông chim, mật, sáp, có
thể xem như bản hùng ca của người khẩn hoang phía
Tây Nam. “Xứ đâu thị tứ bằng xứ Kinh Cùng. Tràm
xanh củi lục anh hùng thiếu chi”. Nay ở ven U Minh,
xã Vĩnh Hòa, còn địa danh Nhà Ngan, hiểu là láng trại
tập thể để người ăn ong gom về nghỉ ngơi, hoặc góp
phần thuế bằng hiện vật cho quan lại địa phương. Lại
còn nhiều con rạch đổ ra sông Cái Lớn, bắt nguồn từ
những khu rừng tràm mang tên Ngan Trâu, Ngan Dừa,
Ngan Vọp, Ngan Rô, Ngan Mồ... Đó là những con rạch
làm ranh giới thiên nhiên của từng “lô” rừng mà chủ
đã trúng thầu. “Rừng nào cọp nấy”, người khai thác
ở ngan khác mà xâm phạm vào thì xem như kẻ trộm,
phải nộp phạt một con heo, để làm thịt cho cả bọn ăn
nhậu chơi. Ngan, tức là phong ngạn, ranh bờ của địa
phận ăn ong. Đây là ong rừng, gọi nôm na ong mật,
thời xưa, ong làm tổ khi rừng tràm trổ bông, trắng xóa,
thơm nực nồng mùi mật. Không ai khai thác, ông con
nở ra, ăn hết phần dự trữ mật mà ong chúa dành cho,
rồi trưởng thành bay đi, chỉ còn lại mảnh sáp quá to,