SƠNNAM
TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG
SĨNG CỬU LONG
rơi rụng trên vùng Rạch Giá là xứ Kramuôn So, xứ sáp
trắng, rõ là không cường điệu hoặc thi vị hóa.
Người Việt đã bày ra kiểu gác kèo ong. Thay vì để
cho ong tùy tiện chọn lựa nơi nào thuận gió, ít nắng,
thuận hướng mặt trời mà đáp xuống làm ổ thì thợ rừng
bố trí những tấm kèo (thường là dùng cây kèo, thân cây
cau chẻ hai), gác nghiêng bề tròn đặt phía dưới, kèo gác
cao hơn mặt đất khoảng 1 mét, nghiêng nghiêng, sau đó
chặt nhánh cây che lại. Hồi trước 1945, phía U Minh
Hạ nhiều nhà tồn trữ cả tấn sáp, đến vạn lít mật ong
để chờ bán khi cao giá. Đọc Địa bạ triều Nguyễn, đời
Minh Mạng (Nguyễn Đình Đầu), ta thấy toàn tỉnh Hà
Tiên đời Minh Mạng, ăn từ biên giới đến mũi Cà Mau
có tất cả 144 làng, trong đó có 68 làng chịu thuế mật sáp
(phong ngạn). Đặc biệt ở vùng Rạch Giá, tổng Giang
Ninh, trong số 11 làng có 7 làng nộp thuế ấy, tổng Kiên
Định có 11 làng trong 14 làng, tổng Thanh Giang tất
cả 8 làng đều nạp thuế... Ta thấy rừng tràm phủ hai bờ
sông Cái Lớn, Cái Bé và phụ lưu, và cả vùng U Minh
Hạ, ngọn rạch Cái Tàu phía Cà Mau. Có hai nơi xuất
khẩu mật và sáp: chợ Cà Mau, dành cho vùng Cà Mau
và chợ Gò Quao (Kiên Giang) tiền trạm trên sông Cái
Lớn đưa về cảng Rạch Giá. Năm 1901, ở Gò Quao có
một người Ấn chuyên cho vay vốn, giúp các chủ sân
chim mướn nhân công. Từ năm 1910, chim không còn
nhiều để khai thác nữa. Riêng ở một sân chim ven sông
Cái Lớn, giết khoảng 5.000 con. Cũng năm 1879, theo