SƠNNAM
TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG
SĨNG CỬU LONG
đấu thầu, thời vua quan nhà Nguyễn. Đến những năm
cuối thế kỷ XIX, Chắc Băng hiểu là Cháp Tung, tiếng
Khơme gọi chim thằng bè. Đến mùa thì thằng bè, bồ
nông, già sói (long ô) từ phía Biển Hồ (Campuchia) kéo
về, sinh sôi nảy nở. Chủ sân (người thầu) mướn số thợ
chuyên môn, chờ khi chim con lớn lên, mọc lông cánh
khá dài thì bố trí vòng rào thật rộng, bao quanh sân.
Đêm đến, hàng chục người bạn (làm công) đốt đuốc, ào
vào, bẻ cổ không thương tiếc tất cả chim mẹ lẫn chim
con, gom lại từng đống to, có bạn nhổ (nhổ lông) lựa
lông, bó lại để xuất khẩu lên miền Nam Trung Hoa để
kết quạt. Ta còn thấy vài bức ảnh xưa, ông điền chủ
uống trà tiếp khách, bên cạnh có đứa tớ nâng cái quạt
lông chim để “quạt hầu” (hầu hạ). Với chim long ô thì
bạn giết trèo lên ngọn cây tràm, ban đêm nắm cổ mà
bẻ, ném xuống. Cảnh tượng khá hãi hùng; mỗi lần thu
hoạch giết khoảng 20 ngàn con, nhổ lông rồi ném xác
xuống sông rạch, xác sình lên trôi lều bều. Nguồn lợi
bền vững hơn là “ăn ong” lấy mật và sáp, hai mặt hàng
cao cấp dùng vào việc bảo quản y dược. Mật để nhồi
thuốc tể, sát trùng, không mốc meo; sáp cũng để sát
trùng, làm bao bì cho thuốc hoàn. Lại còn dùng cống
nạp cho các quan thời xưa, nến (đèn sáp) cần thiết cho
việc tế lễ, các quan và vua ở trong phòng ốc thiếu ánh
sáng, phải thắp nến ban ngày. Và quan lại địa phương
ở Hà Tiên, Cà Mau thích được “đút lót” bằng sáp, khi
có lễ giỗ, được tặng vô số kể, thỉnh thoảng đưa về quê