SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 330

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

hoặc dùng trâu kéo. Đất không chân, chỉ là dạng bùn
lỏng, nhảy xuống rồi thì đôi chân hụt hẫng, mình mẩy
lún sâu vào mớ bùn nhầy nhụa, cứ lún xuống cái vũng
không đáy ấy thì làm sao thở được? Đường thủy chằng
chịt nhưng có thể là đường bộ, vào mùa nắng. Đường
bộ ấy trở thành đường thủy khi nước mưa dâng lên, lai
láng. Bởi vậy những con đường thủy linh tinh này chỉ
cản trở việc giao thông. Lắm nơi, người khẩn hoang
phóng con đường nhỏ, cho trâu dậm tới lui nhiều lần,
đất lún trở thành con rạch nhỏ, về sau nạo vét lại, mang
tên rạch Đường Trâu. Cũng như cho trâu cày tới lui,
năm ba đường cày trở thành mương nhỏ, khá sâu, lần
hồi đào rộng hơn, gọi Đường Cày (rạch Đường Cày),
hoặc Đường Thét, thét tức là vạch ra con đường ngắn,
tránh con rạch thiên nhiên quá cạn và quanh co. Phía
khu Tứ giác có nào Đường Cầm, hiểu là con đường đi
đến gò nỗng cao, để cầm giữ cho trâu lưu trú suốt mùa
lụt. Lại có Đường Độn, kiểu đường bộ, dùng nhánh cây,
cỏ mục mà tôn lên, cho cao hơn mặt nước. Có thể nói
mà không sai lạc rằng phía Hậu Giang, cách bờ sông
Hậu chừng vài kilômét ăn về phía vịnh Xiêm La, đại
thể là vùng rừng tràm bạt ngàn, bao la, từ Hà Tiên đến
mũi Cà Mau. Đến như vùng nay là Giồng Riềng (Kiên
Giang, giáp qua Cần Thơ) hãy còn những địa danh như
Tràm Chẹt (tràm mọc khít nhau, khó bơi xuồng hoặc
đi bộ). Hoặc Tràm Cửa, con rạch nhỏ, ngoài cửa vàm
có cây tràm cao làm dấu hiệu. Nước đọng mùa mưa,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.