SƠNNAM
TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG
SĨNG CỬU LONG
Như ta biết, không phải hễ có biển là có hải sản, vịnh
Xiêm La là nơi thiên nhiên ưu đãi. Từ trước 1945, nhờ
giao lưu thẳng, không thông qua cảng Sài Gòn mà dân
miền biển được mua vải đen (vải Xiêm) với giá rẻ, thêm
bánh kẹo cho trẻ con, những dụng cụ như tô, mâm bằng
sắt tráng men do tàu buôn Hải Nam đưa tới. Và các tàu
này đôi khi cũng mang theo á phiện lậu thuế.
Trước 1945, nơi nào tương đối cao ráo, được nguồn
nước ngọt từ sông Hậu đưa qua thì dân có đời sống khá
nhưng đa số đất vẫn ít nhiều chịu ảnh hưởng phèn và
mặn, họa chăng làm ruộng mỗi năm một vụ với năng
suất kém; kỳ dư thì sống với nghề phụ như làm mướn,
hoặc “làm ruộng dạo” rày đây mai đó. Nơi nắng cháy
khô vào mùa nắng và úng lụt quá cao vào mùa mưa, họa
chăng chỉ còn cách đào đìa, đắp vuông nuôi cá nhưng
phải có đất do mình làm chủ mới đào đìa được. Đất nào
dễ canh tác (có thể tìm nước giếng) là vùng cao ráo ven
sông, ven rạch thì đã có người Khơme khai thác từ lâu
đời, kiểu thâm canh. Kỳ dư, còn nhiều vùng “chẳng ra
làm sao cả”.
Muỗi mòng, đỉa vắt là chuyện quá nhàm. Chất phèn
lắng xuống vào mùa mưa dưới lòng đất bỗng xì lên vào
mùa nắng. Bùn ở đất phèn khô cứng bén như lưỡi dao
cạo; sình lầy ở đất phèn bám vào chân thì thỉnh thoảng
phải hất chân thật mạnh cho sình văng ra. Mùa mưa,
suốt ngày đêm chân tay ẩm ướt. Cá tôm thì nhiều mà
phương tiện đánh bắt thô sơ, dư ăn nhưng không đủ để