SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 338

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

là Thiệp Giang (qua sông) nghe như bài từ của Khuất
Nguyên trong tập Ly Tao! Láng Tượng, là tên đặt cho
con đường mòn mà voi tới lui để tìm nước tắm, lại đặt
tên làng Dục Tượng (dục là tắm). Thời mới khẩn hoang,
chúa Nguyễn đặt ra trại, nậu, thuộc, kiểu tổ hợp sản
xuất, đóng thuế khoán bằng sản vật. Hoàng Lạp thuộc
là những tổ hợp chuyên ăn ong, về sau các thuộc này
giải thể, trở thành thôn xóm bình thường.

Ta thường nói đến văn minh sông nước với mặt tích

cực. Sông nước giúp sự giao lưu hàng hóa, với khối
lượng lớn, không cần thời gian gấp. Nhưng sông rạch
cong queo, ở nơi hoang sơ lắm khi làm cản trở sự giao
thiệp, hạn chế lượng thông tin. Ngày nay, ngay ở sông
lớn nơi tương đối phát triển như phía Cai Lậy, Bến Tre,
lắm khi người bên này và bên kia bờ chỉ biết nhau mơ
màng. Đường bộ lần hồi trở nên cần thiết. Đến việc trẻ
con đi học bằng xuồng ghe, qua cầu khỉ quả là bất lợi
nhưng lắm khi được xem là “thơ mộng” để chụp ảnh
cho vui, xem là độc đáo. Đi xem kịch, văn nghệ quần
chúng mà qua cầu, qua rạch quả là bất lợi. Bởi vậy,
nhiều người miền quê phía Cà Mau thời xưa chưa từng
thấy con ngựa, con dê. Đường tương đối cao không ngập
úng với xe đạp, xe gắn máy quả là hạ tầng cơ sở đáng
ao ước, ít ra cũng dễ phát hành báo chí.

Những đợt người nghèo túng đến khẩn hoang đã lần

hồi góp phần du nhập kỹ thuật mới và cải tiến dụng cụ,
với kinh nghiệm phần lớn của vùng hoang vu đất thấp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.