SƠNNAM
TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG
SĨNG CỬU LONG
loại cỏ. Nào cỏ nước mặn, cỏ bắc, cỏ lác, cỏ ống, cỏ cú,
thêm rau muống. Đất xấu thường thì năn mọc lan tràn.
Cỏ song chằng ở nơi có nước ngọt.
Trong bước khai phá đầu tiên ở vùng ven U Minh,
Đồng Tháp Mười, ta có thể khẳng định cây phảng là một
nông cụ chiến lược: phát cỏ để có đất trống mà cấy lúa.
Cày trâu quá sớm, khi đất chưa thuần thục thì đưa phèn
lên mặt ruộng gây tai hại. Phát cỏ cần sức người, được
qui định trong khoảng thời gian hơn 1 tháng mà thôi.
Phát sớm quá, ruộng còn khô, cỏ sẽ mọc trở lại. Phát
trễ quá, nước mưa đã lên cao, ngập hơn 20 centimét,
lưỡi phảng khó chém sâu sát gốc. Phải có mưa, châm
thêm nước làm thúi cỏ, nếu gặp trời nắng, cỏ nhú lên,
mọc trở lại.
Phát cỏ là việc nặng nhọc, cây phảng khá nặng, phải
khom lưng để lưỡi phảng chém song song với mặt ruộng
sát gốc cỏ, rồi đứng dậy, trong khi tay trái dùng cây
cù nèo mà gom mớ cỏ vừa bị chém qua một bên để lát
chém thứ nhì giáp mí lát chém thứ nhất, rồi chân bước
tới, tiếp tục những động tác tương tự. Cây phảng khá
nặng, lưỡi mài thật bén, sơ ý là gây thương tích nặng,
hơn nữa, lưỡi phảng khi quơ xuống nước thì có trớn,
chạy nhanh khó điều chỉnh. Cây phảng nặng nhẹ, ngắn
dài tùy từng người, đại khái, khi dựng đứng, cây phảng
phải thấp hơn khoảng giữa ngực. Phải tìm tay thợ rèn
chuyên nghiệp nổi danh. Một công cỏ bình quân 1.000
mét vuông, người giỏi trung bình phải chém hơn 1.000