339
và trũng Đồng Tháp Mười, Châu Đốc. Nhưng vùng bán
đảo Cà Mau chịu ảnh hưởng ít nhiều của phía biển. Rốt
cuộc, ven biển từ vịnh Rạch Giá đến mũi Cà Mau lần
hồi có nét tương đồng. Thiếu trâu bò, cỏ mọc lưu niên
chết rụi vào mùa nắng rồi tái sinh, cỏ non mọc khỏe hơn
trước. Nguyễn Trung Trực đã nói một câu để đời, trước
khi bị giặc Pháp xử trảm: “Chừng nào xứ này không
còn cỏ mọc thì mới hết người giết Tây”. Trong bối cảnh
hoang vu nhiệt đới, vùng Rạch Giá cách đây 150 năm,
ta mới thấy lòng dạ của ông đã chan hòa với đất nước.
Không thể cấy lúa, gieo mạ nơi cỏ mọc quá nhanh,
nhiều loại cỏ thích hợp với đất phèn. Phải phát cỏ. Phát,
phải chăng là do phạt mà ra (phạt mộc). Dùng cây phảng,
loại dao lưỡi dai như hình chữ nhật, bề ngang nhỏ cán
ngắn. Là người Bà Rịa, làm công chức quanh quẩn ở
Sài Gòn mà Huỳnh Tịnh Paulus Của đã ghi trong Tự vị
năm 1896 gần đủ các loại phảng mà mãi đến sau 1945
còn xuất hiện ở vùng Rạch Giá - Cà Mau, khu Tứ Giác,
Đồng Tháp Mười, vùng ven biển như Gò Công, Cần
Đước (Long An). Điều ấy cho phép ta xác định cây
phảng đã phổ biến từ miền ruộng cao ở miền Đông Nam
Bộ, đến nơi tận cùng của đồng bằng sông Cửu Long,
lần hồi thay đổi đáng kể, có khác chăng là khi ở Bà Rịa
không còn dùng đến thì ở phía đất thấp khó khai thác
ở miền Tây Nam được thông dụng, vì đất rộng, người
thưa, vẫn làm ruộng nơi đất thấp, trũng, trong tình trạng
quảng canh, thiếu trâu bò. Rừng tràm khai phá, có nhiều