SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 341

341

động tác, không nghỉ ngơi, thỉnh thoảng liếc cho phảng
thêm bén. Hừng sáng, mài phảng, thường là ăn cơm
rang với trứng vịt cho lâu đói; khoảng quá trưa “rồi
công”, về nhà ăn cơm sơ sài, nằm nghỉ, mình mẩy bải
hoải, nghỉ luôn.

Thời điểm phát cỏ cho kịp thời tiết thường là hơn

một tháng, sức người bình quân không quá 1 công/ngày,
với sự cố gắng và rèn luyện tay nghề, một người lực
lưỡng, chủ gia đình, chỉ có thể canh tác tối đa hơn 40
công ruộng (4 hécta). Yếu sức, chỉ làm 30 công, hoặc
ít hơn. Lắm khi không có đất, phải sống nghề chuyên
phát cỏ, dịp Tết đã vay nợ trước, khi trời sa mưa thì phát
cỏ trả nợ. Phát xong, vài ngày sau cào cỏ qua một bên,
dọn khoảng trống để cấy lúa. Dọn với bừa cào rê, dài
non 3 mét, dùng sức người mà kéo ngược, người kéo
nhìn về phía sau để điều chỉnh cho giồng cỏ được ngay
ngắn, giữa hai giồng cỏ là láng đất trống để cấy. Muốn
có mạ thì chuẩn bị một khoảng đất nhỏ, dọn thật kỹ,
chờ mạ lên cao đúng lứa thì nhổ, công việc này cực kỳ
“nặng sức”. Để quá lứa thì mạ “neo” (rễ bám chặt dưới
đất) khó nhổ, nhổ mạnh tay thì đứt rễ. Nhổ xong, bó mạ
với cỏ tranh, dùng cái “bàn nhổ mạ” chất lên. Rồi phát
cho thợ cấy. Thợ cấy ra ruộng, thường là đi bộ, hoặc có
xuồng nhỏ đưa đến hiện trường, họ ăn xôi muối mè, rồi
nửa buổi lại được ăn cơm với mắm chưng, bí rợ hầm
dừa, ăn rất ngon khi đói lại có trời mưa lất phất. Cấy
“rồi công” là chuyện cực nhọc, mãi khom lưng, thỉnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.