SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 342

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

thoảng đứng thẳng, đấm vào lưng cho bớt mỏi rồi lại
lom khom. Đất rộng người thưa, một người đứng riêng
một công, vì vậy, nét đặc biệt thời khẩn hoang ở vùng
ven U Minh là “cá thể”. Nỗi cô đơn, giữa trời đất và
rừng, không như phía Tân An, Mỹ Tho vui vẻ hò hát,
đứng kề nhau trong vạn cấy.

Đảo Phú Quốc, đất giồng mũi Cà Mau gồm đa số

người Việt. Dân đánh cá từ Phan Thiết, Nha Trang ra
đảo, lập dinh Cậu, thờ hai cậu Chài và cậu Quí (con
Bà Chúa Xứ Nha Trang). Dân đánh lưới Cà Mau gồm
người Gò Công đến từ Vàm Láng thêm số người Hoa
lập nghiệp lâu đời với nghề đóng đáy, hầm than đước
để xuất khẩu qua Singapore, hoặc làm ruộng muối. Ở
U Minh Hạ, ngọn rạch Cái Tàu, nhiều dòng họ người
Việt đến lâu đời, theo Nguyễn Ánh, không ai ngờ rằng
nơi rừng âm u này lại có trồng trầu vàng, cam quít (nhờ
giếng nước ngọt). Nghề dệt chiếu là sở trường của người
Việt, chiếu nổi danh, xuất khẩu từ xưa.

*

* *

Theo qui luật về sinh thái, ngoài khơi là nơi cây mắm

nhô lên trước tiên, chịu đựng sóng gió, thủy triều ngập
ngọn cũng không hư hỏng, rễ nhỏ nhưng bám chặt dưới
bùn. Bãi lan ra, cây đước lại đứng “đầu sóng ngọn gió”,
lấn chỗ của cây mắm. Đước lớn lên ra khơi, lại nhường
chỗ cho cây tràm. Đất có tràm là tương đối cao, xa bờ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.