SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 344

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

Cấy phải dùng kiểu nọc to vì đất không cày, quá

cứng. Nhiều kiểu nọc của người Khơme, có hoa văn,
cán uốn cong lên, trông xinh đẹp. Lại còn trường hợp
cấy dăm: đầu mùa, lựa lúa tốt giống, tỉa trên nền đất
cao ráo, chăm sóc cẩn thận. Mạ lên tương đối cao, nhổ
lên cấy xuống lần thứ nhứt, thưa hơn, chờ mọc cao, lại
bứng lên, với cây dao đặc biệt. Rồi cấy xuống lần chót,
tức là cấy hai lần. Như vậy, bụi lúa sai chắc hột, ít lép.
Có thể cấy lần nhì nơi đất sâu, mưa dầm, lúa đủ sức
chịu đựng, không chết.

Rồi thì nhà nông lo giăng câu, đặt lờ, sống cầm chừng.

Lo lắng nhất là khi giáp hạt, gọi nôm na “ngoài đồng
lúa vàng mơ, trong nhà mờ con mắt” lúa chưa chín, hột
lúa chưa tròn, không chà ra gạo được mà trong nhà đã
hết gạo. Phải chờ đợi hơn mươi ngày. Đành vay nợ với
bất cứ điều kiện nào, hoặc đến tiệm tạp hóa nài nỉ mua
vài lít gạo, dầu lửa, vài cục kẹo cho trẻ con. Trẻ con
thiếu chất ngọt thì dễ sanh bịnh. Mùa gặt, vui vẻ hơn,
có con gặt từ các tỉnh lân cận đến, nơi này lúa gặt xong,
nơi kia chờ gặt rộn rịp. Có hò hát, kể chuyện cổ tích, ca
vọng cổ. Người vùng trên khi về xứ bèn thêu dệt những
chuyện “muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lội lềnh như bánh
canh”. Phía Đồng Tháp Mười may mắn hơn, được giao
lưu với con gặt Miệt Vườn (Cái Bè, Cai Lậy), cải biên
ra giọng hò duyên dáng. Cũng như vùng Ngã Năm, Ngã
Bảy được giao lưu với vùng Trà Ôn, Vĩnh Long. Quảng
canh, làm 4 hécta, thất thâu cũng bình quân đôi ba hécta.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.