SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 346

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

những quần cư đông đảo hơn, nói ba thứ tiếng Việt,
Triều Châu, Khơme, rất hiếu khách, thích những thức
ăn đậm đà như bún nước lèo, nêm tí mắm bò hóc, hoặc
loại canh xiêm lo (có lẽ món của người Xiêm), nấu với
đầu và xương cá khô, bắp chuối xắt ra mịn; hoặc món
trứng vịt chiên với củ cải muối. Cái khăn rằn của Nam
Bộ đa dụng, vừa che nắng che mưa, lau mặt, phải chăng
phổ biến từ những thôn xóm dân dã này?

Dụng cụ bắt cá rất đa dạng. Ở sông Hậu, sông Tiền

và các rạch lớn nhỏ, ngoài lờ lọp, bò, đăng, còn sự du
nhập đáng kể mới sau này, do Việt kiều Campuchia.
Bè cá đòi hỏi vốn lớn, được thuận lợi là có thể dời vị
trí, tùy theo mùa nước, không cố định như kiểu đìa, ao
thời trước. Máy đuôi tôm được cải tiến, trở thành kiểu
máy bơm nước. Đến mùa, bơm nước từ trong đìa ra,
đìa cạn, không tốn công tát gàu dai. Kỹ thuật nuôi cá
được cải tiến, lần hồi giống cá nào nuôi cũng được, thí
dụ như cá bông, cá trê, cá sặc rằn. Cá ít chết, nhờ di
chuyển nhanh chóng với xe tải. Từ đời Gia Long hoặc
trước hơn, cá đưa về Sài Gòn bằng bè hoặc dùng ghe
chuyên dùng (ghe rổi) tùy gió, nước mà di chuyển hàng
nửa tháng đưa về Sài Gòn, đắt giá nhất là “chợ chánh”,
phiên chợ ngày 29 qua 30 tháng Chạp, dịp Tết. Lại còn
kỹ thuật xây rọ, loại đăng, đó ở rạch nhỏ, miệng rọ bố
trí như hình chữ V, cá gom vào mình rọ. Trên sông Lớn
hoặc rạch, bày ra “chất chà”, cá ở sông Cái phải tìm nơi
mát mẻ, có chỗ nương tựa ấm cúng khi sóng gió. Dùng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.