SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 348

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

(từng chặng) ở chặng kế có người chuyển tiếp đưa vào
lẫm của điền chủ. Công việc ấy ngày nay nhẹ nhàng nhờ
sự phát minh “máy suốt lúa” lưu động, thời Mỹ cơ sở
sản xuất máy suốt ở xóm Tầm Bót, thị xã Long Xuyên.

Đến như đánh lưới với thuyền trang bị động cơ, quả

là trễ nãi, Mỹ can thiệp rồi, sau đó Nhật mới “viện trợ”
(kiểu bán cho nhà nước, nhà nước bán lại cho dân) động
cơ để trang bị tàu đánh cá. Chỉ mới xuất hiện từ năm
1960-1961 mà thôi, ấy thế mà cải tiến vượt bực làm
thay đổi cách làm việc của ngư dân. Với kinh nghiệm
“trận mạc” người ngư phủ không biết chữ nghĩa có thể
sử dụng máy Nhật, rồi kiểu tàu đánh cá Thái Lan được
mô phỏng và “bản địa hóa”. Trước kia hễ nói đến “nghề
hạ bạc”, ta nghĩ đến người tài công chèo lái, ngư dân
chọn người đi ngán, tức là cầm khúc cây để căng bề
ngang của lưới, người này nhảy xuống bùn, đi vòng
quanh, kéo theo tay lưới, trong khi người chèo lái cho
di chuyển theo vòng tròn, rồi kéo lên thuyền.

Tàu đánh cá có cơ giới phát triển nhanh, theo vài tư

liệu thì vùng mũi Cà Mau là ngư trường lớn nhất nhì
của Đông Nam Á. Đảo Phú Quốc là tiềm năng lớn, chưa
khai thác, nhất là về du lịch. Trước kia, nghề trồng hồ
tiêu thuộc về bí mật nhà nghề của người Hải Nam, nay
thì người Việt trồng với kỹ thuật cao, năng suất không
kém. Ngoài khơi, còn hòn Sơn Rái (Lại Sơn) nổi danh
về nước mắm. Ở giữa trời biển mênh mông, khó liên
lạc vào bờ nhưng ngư dân vẫn tự tin. Rái, tức là cây

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.