SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 349

349

“dầu con rái”, chẳng dính dấp gì đến huyền thoại của
Nguyễn Ánh, khi bị Tây Sơn truy nã đã nhờ bầy rái cá
khỏa lấp dấu chân trên cát (xem Đại Nam Nhất Thống
Chí,
Hà Tiên). Người kinh doanh đầu tiên nghề nước
mắm ở đảo này là bà Tăng Thị Phú, bị cướp biển Tàu Ô
bắt giết, ném xuống biển; buổi đầu, nước mắm Sơn Rái
được đưa qua Thái Lan bán, gần đường chuyên chở hơn.

Nữ thần lớn ngự trị về tâm linh của toàn bán đảo Cà

Mau vẫn là Bà Chúa Xứ. Bà ở Nhà Trang; hai con là cậu
Chài, cậu Quí, ưa phá phách, nhưng người địa phương
kiêng nể vì là con ruột của bà. Ở Nha Trang, bà dạy
dân lên rừng (lấy trầm hương) và xuống biển (đánh cá).
“Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá”, câu nói khôi hài,
chua chát vì người đi khẩn hoang đầu tiên không bao
giờ khá giả được. Cũng như câu nói khôi hài, ca ngợi
dân phía Cà Mau dám “lên rừng xỉa răng cọp, xuống
bãi hốt trứng sấu”. “Đất cũ đãi người mới”, kẻ đến sau
thừa hưởng công lao kẻ đi trước. Đất phù sa, với ranh
giới mơ hồ giữa bờ và biển, khó phân biệt đâu là đất,
đâu là nước. Không có phong thủy vì thiếu gò nổng,
núi non. Gặp nơi đất giồng, cao hơn mặt biển khoảng
2 mét thì mừng rỡ, để trồng gốc mai, thử nghiệm cây
bưởi, cây xoài. Chết mà được chôn ở bờ đất khô ráo,
nấm mộ lè tè nhô lên vào mùa mưa là có phước. Còn
hơn phía khu Tứ Giác bao la trời biển, thời xưa hoang
vắng, sóng bủa từng lượn dài. Nhà chòi ngập nước, rủi
chết thì bó chiếu mà chôn, dằn thêm cái cối xay, cối đá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.