347
đăng mà bao quanh theo con nước, thu hoạch khá. Trên
đồng ruộng thì cá trở về “bến cũ ao nhà”.
Với nhiệt tâm, người nông dân đã giải quyết nhiều
khó khăn, thấy như dễ nhưng phải dám nghĩ, dám làm.
Thời kháng Pháp, nói đến chiếc xuồng thì nghĩ đến việc
cầm dầm mà bơi, còn chèo với một chèo hoặc hai chèo
là kỹ thuật dành riêng cho loại tam bản, ghe, có bề thế:
be phải cứng, cong to, bổ chèo (nơi tra cột chèo) đủ
sức chịu đựng, bằng không thì be xuồng lung lay, nước
rỉ vào. Ấy thế mà hồi thời kháng Pháp, vì nhu cầu di
chuyển quân đội ở vùng kinh rạch chằng chịt, ta bày ra
xuồng chèo, với hai chèo sau lái, dĩ nhiên là phải gia
cố. Thấy có kết quả, đồng bào bắt chước theo. Dịp lễ
Quốc khánh ở chiến khu 9, vùng Long Mỹ (Rạch Giá)
bày ra hội thi chèo xuồng, đồng bào hoan nghinh nhiệt
liệt. Đội nữ dân quân lại thi tài chèo xuồng với bộ đội.
Đến như chuyện gặt lúa, thời xưa, lúa một vụ đa số
là giống cao giàn, nhiều rạ, đứng trong ruộng thì gié lúa
dâng lên cao ngang ngực người gặt. Ta dùng kiểu “vòng
gặt” của người Khơme, dáng như chữ S. Đầu trên của
chữ S dùng để nghéo bụi lúa, rồi thì lật lại, dùng lưỡi
liềm gắn với phần dưới của chữ S mà gặt. Bó lại, gom
thành đống, chờ đập ra hột với cái cặp đập lúa, đập trên
cái bàn dốc, để lúa chảy từ cao xuống thấp. Gom một lần
4 bó (mỗi tay hai bó), cứ bốn bó thì đếm như một đơn
vị, gọi “tầm bo” (tầm mo, tiếng Khơme là 4), đập xong
dùng xuồng nhỏ chở ra bến nước, gọi “chở tầm lon”