SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 345

345

Ruộng quảng canh lệ thuộc vào khâu phát cỏ với sức
người trai tráng, một buổi phát trung bình một công đất.
Nhờ sự khích lệ từ xưa, nhiều tay chuyên phát cỏ đã đạt
mức 2, 3 hoặc đến 5 công trong một ngày. Những người
này được trọng vọng, xem như bực thầy, đào tạo đệ tử
ruột, lắm khi giữ bí mật nhà nghề. Rồi phô trương đó
là “phát chế” (thế, thế thần, hiểu là kỹ thuật riêng) hoặc
“phát thiếp” tức là khi cầm cây phảng thì dường như
lên đồng lên bóng, được mãnh lực thiêng liêng nào đó
thúc đẩy. Người phát giỏi có “thế” riêng, tiết kiệm sức
khỏe, không làm những động tác vô ích. Quơ phảng lên,
hạ xuống là thanh toán được 1 mét vuông cỏ. Một ngàn
động tác là xong 1 công đất ngàn mét vuông.

Buổi đầu ở vùng xa, vùng sâu, ngoài tiệm tạp hóa cố

định của người Hoa, theo những kinh xáng mới mở, xuất
hiện loại ghe khi thì chạy với sức gió (buồm), khi chèo
chống, gọi nôm na là ghe “trà vải”, không chỉ bán trà
và vải nhưng bao gồm nhiều hàng tiêu dùng khác. Tín
hiệu của ghe khi đi qua vùng là tiếng tù và ngân nga,
thêm tiếng rao trà vải. Đến xóm đông, ghe dừng lại, sẵn
sàng nhận đặt hàng, ngày mai đem đến bến. Người Hoa
nghèo nàn, lý lịch mơ hồ, không giấy tờ tùy thân, lắm
khi đi bộ, đi và về non 30 kilômét, vượt những quãng
đồng cỏ để bán kẹo đục, bánh đủ sống là vui rồi. Trên
giồng đất ven rừng tràm, lắm khi còn vài “ốc đảo” mà
người Khơme lai Triều Châu đến từ vài thế hệ, cuốc
chút ít rẫy trồng cải, khoai lang, hành hẹ. Chưa nói đến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.