SĂN SÓC SỰ HỌC CỦA CON EM - Trang 102


c. Nhưng trái lại, cũng có trẻ đủ sức theo lớp trên mà người ta bắt chúng
học lớp dưới. Học lại những bài cũ, chúng không cần gắng sức, rồi thành ra
làm biếng. Trường hợp này hiếm có.

d. Thường gặp hơn là trường hợp các trò phải thay trường, đổi thầy luôn
luôn. Trong một năm mà thay hai, ba trường, học bốn, năm ông giáo. Mỗi
ông dạy một lối, các trò đó không hiểu được gì nữa, sinh chán, không có kết
quả, rồi người ta đổ lỗi cho chúng là làm biếng.

e. Tại nước ta, trong mấy năm gần đây, còn nhiều trò vì thời cuộc phải
ngưng học trong bốn, năm năm. Khi trở lại học, óc đã “sét” rồi, mà tuổi lại
lớn, gắng sức không có kết quả, sinh chán học và bị thầy học, cha mẹ rầy.

g. Lại còn trường hợp thầy không mến trò, trò không quý thầy. Mỗi lần sắp
vào lớp như sắp bị đi đày, coi lớp như một nhà khám, như vậy làm sao có
kết quả được? Diderot đã phàn nàn: “Làm sao được bây giờ? Trò đó không
mến tôi, làm sao dạy nó được?” Tôi muốn nói thêm “Ông không mến nó
làm sao nó thích học ông được?”.

h. Sau cùng, có những trò thấy sự học không có thú gì hết, nên sinh ra làm
biếng, đó là lỗi của:

- Ông thầy không biết làm cho giờ học vui vẻ, linh động, không biết khuyến
khích, vỗ về học trò;

- Cha mẹ không biết săn sóc đến sự học của trẻ, hoặc bắt chúng học một
môn không hợp với sở thích của chúng. Chúng muốn đi buôn, muốn học
máy mà cứ nhất định bắt chúng phải có bằng tú tài để học luật thì làm sao
chúng chẳng chán học mà sinh ra làm biếng?


4. NGUYÊN NHÂN VỀ TINH THẦN CỦA TRẺ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.