CÁCH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PR
Để tổ chức một hoạt động PR, cách thông thường nhất là phân chia theo tuyến nhiệm vụ
hoặc chức năng. Dĩ nhiên, nếu doanh nghiệp chỉ có vài chuyên viên PR đơn lẻ thì những người
này sẽ phải đảm nhiệm tất cả mọi công việc có liên quan.
Tại một số tổ chức, cơ cấu hoạt động thường được phân chia theo nhiệm vụ, nghĩa là phân
chia công việc trên cơ sở trách nhiệm hay nhiệm vụ cá nhân, rồi chuyển giao cho từng nhóm
nhỏ hay các cá nhân để triển khai. Cụ thể như sau:
Trong khi đó, những tổ chức khác lại phân chia cơ cấu hoạt động theo chức năng. Nghĩa là,
các lĩnh vực hoạt động được phân chia tách biệt nhau, trong đó những nhóm nhỏ hay các cá
nhân sẽ đảm nhận toàn bộ công việc có liên quan. Cụ thể như sau:
Khi tiến hành hoạt động PR ở một tập đoàn đa chi nhánh thì chắc chắn sẽ có nhiều điều khác
biệt. Một số tập đoàn lớn thường có các bộ phận chức năng quy mô, đảm nhiệm hoạt động PR
cho cả tập đoàn và cho từng chi nhánh. Trong khi đó, tại các tập đoàn khác chỉ có một bộ phận
chức năng nhỏ chuyên đảm trách các hoạt động lớn của doanh nghiệp như hoạt động tài chính,
quan hệ chính quyền, và có thể cả mảng tài trợ doanh nghiệp. Các hoạt động còn lại sẽ do các
chi nhánh đảm nhiệm. Thông thường, phương thức hoạt động chung của cả tổ chức cũng sẽ
được áp dụng cho hoạt động PR, nghĩa là, nếu hoạt động của chi nhánh phần lớn chịu sự quản
lý từ trụ sở trung tâm thì hoạt động PR cũng sẽ chịu sự quản lý đó. Ngược lại, nếu những chi
nhánh được quyền hoạt động độc lập thì hoạt động PR cũng có thể được chi nhánh tự do quản
lý.
CÁC VAI TRÒ CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG PR
Theo các nhà nghiên cứu về PR như Glen Broom và David Dozier, có hai vai trò nổi trội nhất
trong hoạt động PR:
Chuyên viên truyền thông: Tuy không tham gia vào việc ra các quyết định có liên
quan đến tổ chức nhưng lại chịu trách nhiệm triển khai những chương trình PR